14/11/18: Không giảm mạnh như thị trường chứng khoán Mỹ, liệu VNINDEX đã tạo đáy hay chưa?

13/11/2018 17:04

ĐIỂM TIN CHÍNH

· Chỉ số VNINDEX phiên hôm nay giảm tương đối mạnh do áp lực giảm từ chỉ số chứng khoán toàn cầu, mức độ giảm xảy ra ở hầu hết các cổ phiếu, đặc biệt là nhóm ngân hàng, và các cổ phiếu vốn hóa lớn. Khối lượng giao dịch có tăng nhẹ, nhưng vẫn ở mức thấp (loại trừ GDTT cổ phiếu TCB), khối ngoại tiếp tục quay lại bán ròng, nhưng mức độ bán đã suy giảm.

· Các cổ phiếu chính giúp chỉ số tăng điểm gồm SAB (+ 4.6 điểm), BVH (+ 1.4 điểm), BHN (+ 1.5 điểm), và GMD (+ 1.05 điểm).

· Các cổ phiếu chính khiến chỉ số giảm điểm gồm VIC (- 2.6 điểm), MSN (- 4.6 điểm), GAS (- 2.7 điểm), VCB (- 1.0 điểm) và BID (- 1.2 điểm).

· Giá trị giao dịch của VN-Index hôm nay tăng nhẹ đạt 3,620.31 tỷ đồng. Trạng thái thị trường tiêu cực với 99 mã tăng/194 mã giảm. 

· Kết thúc phiên giao dịch, VN-Index giảm mạnh còn 905.38 điểm. Cùng đó, HNX-Index cũng giảm so với phiên trước xuống 102.47 điểm.

· Khối ngoại hôm nay bán ròng hơn 77 tỷ trên sàn HOSE và mua ròng nhẹ hơn 3.4 tỷ trên sàn HNX.

NHẬN ĐỊNH THỊ TRƯỜNG TÓM TẮT (xem thêm trang 2)

Chỉ số VNINDEX phiên hôm nay giảm tương đối mạnh do áp lực giảm từ chỉ số chứng khoán toàn cầu, mức độ giảm xảy ra ở hầu hết các cổ phiếu, đặc biệt là nhóm ngân hàng, và các cổ phiếu vốn hóa lớn. (Tham khảo các đồ thị thêm ở trang 3 và 4)

Kịch bản nào cho thị trường:

Điểm qua một vài thông tin vĩ mô: chỉ số sức mạnh đồng USD tăng nhanh và đang có dấu hiệu tạo đỉnh ngắn hạn tại 97.6 điểm; Đồng Nhân dân tệ của Trung Quốc tăng nhẹ trở lại so với mức giảm mạnh phiên trước, đứng ở mức 6.95 CNY đổi 1 USD. Giá dầu quay lại giảm mạnh, nhưng vẫn trên đáy phiên trước đó; Lợi tức trái phiếu Chính phủ Mỹ kỳ hạn 5 và 10 năm có dấu hiệu giảm mạnh phiên hôm qua, và đã dưới ngưỡng cảnh báo nguy hiểm của chúng tôi, đạt 3.19% (mức ảnh báo là 3.2% kỳ hạn 10 năm); Tỷ giá niêm yết USD/VND của các ngân hàng tăng nhẹ, tuy nhiên mức tăng vẫn còn thấp hơn mức giảm trước đó, VND vẫn duy trì ổn định.

Qua những thông tin trên, chúng ta có thể thấy so với phiên trước đó thì hầu như các chỉ số vĩ mô đã ít nguy hiểm hơn phiên trước đó. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của chỉ số DowJones (do sự giảm mạnh của cổ phiếu Apple, hơn 5%) mà làm cho TTCK toàn cầu giảm mạnh , điều này không vững và thị trường sẽ sớm trở lại cân bằng.

Hai kịch bản chúng tôi đưa ra phiên trước đó, cho tới phiên hôm nay trước thử thách của tâm lý rất lo sợ từ TTCK thế giới nhưng chỉ số vẫn không giảm quá mạnh như kỳ vọng, vì vậy kịch bản 1 vẫn đang khả thi hơn. Ngoài ra, qua quan sát hầu hết các cổ phiếu chúng tôi nhận thấy có hiện tượng phân kỳ đồng loạt giữa giá cổ phiếu và RSI, báo hiệu một con sóng hồi mạnh sắp tới.

Hành động:

Chỉ cần một tín hiệu tích cực xác nhận, chỉ số ngay lập tức sẽ tăng mạnh lên mốc 950 điểm trong vài phiên, và chúng tôi đang kỳ vọng vào cuộc gặp giữa ông Trump và ông Tập ở G20. Do đó, khuyến nghị NĐT bắt đầu tăng tỷ trọng giải ngân trong các phiên tới, mức độ giải ngân trên 50% tài khoản tiền mặt, phần còn lại dự phòng trong trường hợp thị trường giảm theo kịch bản 2.

CỔ PHIẾU KHUYẾN NGHỊ: 

Tham khảo: VNM, GAS, CTI, PVS, CTI, GEX, VGC, ACB, CTG (cập nhật qua mail)

THÔNG TIN ĐẤU GIÁ (trang 4)

- Đấu giá bán cổ phần của Công ty Cổ phần Đồng Việt Thành (xem thêm)
- Đấu giá bán cổ phần của Công ty Cổ phần Du lịch thương mại nông nghiệp Việt Nam (xem thêm)
- Đấu giá bán cổ phần của Công ty Cổ phần Giấy Việt Trì (xem thêm)
- Đấu giá bán cổ phần của Công ty Cổ phần LILAMA 69-2 (xem thêm)

 

 


Tải về bản tin nhận định thị trường: 

CÁC TIN TRƯỚC

Tin xem nhiều nhất

Đăng ký nhận bản tin

Symptoma