7 Sai Lầm Chết Người Khi Dùng PTKT Phải Biết !!

08/03/2019 22:54

Đọc kỹ những sai lầm dưới đây, nhà đầu tư sẽ tiết kiệm được rất nhiều thời gian và tiền bạc...

1. Sai lầm thứ nhất:

Xuất phát từ việc học cấp tốc, ngay khi làm quen với PTKT nhà đâu tư đã vội đi theo một tiêu chuẩn gì đó được dạy, mà quên đi những lý luận cơ sở cho PTKT.

Dân gian có câu “Dục tốc bất đạt” thì trong PTKT cũng vậy, các bạn chỉ học các mẫu hình, các tín hiệu, thực chất chỉ là bài toán của xác suất thống kê, sẽ có những lúc đúng lúc sai. Tuy nhiên, việc không hiểu được bản chất của vấn đề thì khi sai các bạn sẽ không biết sẽ điều chỉnh ở đâu và chỉ biết tiếp tục thử và sai them nhiều lần nữa, cuối cùng chán nản và cảm thấy rằng PTKT cũng nhơ chò chơi hên xui chán nản, bỏ cuộc.

Ví dụ:

Khi các bạn thực nhìn vào mẫu hình hay một đoạn giao dịch đó giống với quá khứ sẽ hình thành nên hai tâm lý:

+ Liệu quá khứ có lặp lại

+ Liệu đa số NĐT nhận biết được như vậy, liệu họ có upsot mình hay không?

Lúc đó các bạn cần nhớ, PTKT giải định là quá khứ lặp lại, nhưng nếu nó không lặp lại cũng không phải PTKT sai mà chỉ là ứng với xác suất của thời điểm. Hơn nữa, việc đa số NĐT đều nhận biết điều đó không có nghĩa họ hiểu được quá trình hình thành nên mẫu hình đó, nếu bạn nắm rõ điều này thì bạn sẽ xác định được là mẫu hình tin cậy hay không.

  1. Sai lầm thứ hai

Sử dụng quá nhiều tín hiệu cho một dự đoán. Lấy ví dụ, một NĐT sử dụng đường SMA, nhưng lại sử dụng kèm theo với đường WMA để tăng độ chính xác. Thoạt đầu nghe có vẽ hay, vì tính ưu điểm của mỗi đường sẽ khắc phực nhược điểm của đường kia. Tuy nhiên, việc sử dụng song song hai công cụ với cùng chức năng tương ứng, điều này dẫn tới việc bạn sẽ mất tính kỹ luật trong PTKT, kiểu như giá đã thủng đường SMA nhưng chưa thủng WMA nên cố gắng đợi thêm, cho đến khi khoản lỗ lớn hơn mức kỳ vọng. Cuối cùng là bạn chẳng rút ra được quy luật nào cả từ việc sử dụng cả hai đường này cùng lúc.

Ví dụ:

Quan sát cổ phiếu PVD vào tháng 4/2018, nếu bạn căn cư vào WMA200 thì bạn đã đặt lệnh bán, nhưng nếu theo MA200 thì bạn lại có thể đặt lệnh mua => đây là mâu thuẫn khi sử dụng nhiều công cụ gần giống nhau trong khi phân tích.

  1. Sai lầm thứ ba

Áp dụng quá nhiều trường phái cho một phân tích, tuy nhiên không trường phái nào đạt tới cảnh giới tối cao. Ví dụ như bạn áp dụng đường trendline nhưng lại kết hợp với đường MA, khi giá cổ phiếu giảm lại cố vẽ cho mình một lý do để nắm giữ, cho đến cuối cùng không còn chịu được nữa thì cổ phiếu đã tạo đáy.

Ví dụ:

Nhìn vào hình PNJ có thể thấy, nếu căn cứ vào MA200 thì lệnh bán PNJ đã được thực hiện ở mức giá cao hơn, nhưng nếu kết hợp với đường trendline thì mức cắt sẽ thấp hơn và đến lúc đó cổ phiếu đã gần như tạo đáy. Do đó, vẫn khuyên các bạn nên áp dụng một công cụ nếu chúng có cùng tính chất tương đương để tránh bị nhiễu.

  1. Sai lầm thứ tư

Không phân biệt được tín hiệu “cảnh báo” và “tín hiệu xác định vào lệnh mua hoặc bán”. Điều này có nghĩa là nhiều chỉ báo dao động đã đi vào vùng quá mua hoặc quá bán chỉ mới phát ra tín hiệu cảnh báo, còn việc để xác nhận tín hiệu bán thì bạn phải tuân theo nguyên tắc hệ thống bạn đang sử dụng.

Ví dụ:

Nhìn trên đồ thị VNINDEX có thể thấy, tại 850 điểm thì đường RSI đã phát tín hiệu quá mua, đặc biệt là 890 điểm thì RSI đã lên đến 82 điểm (mức rất cao). Tuy nhiên, những ai bán tại vùng này đã lỡ hơn 80 điểm phía trước vì không hiểu rằng việc quá mua của RSI mới phát ra tín hiệu cảnh báo, còn việc giảm điểm phải chờ có phiên điều chỉnh mạnh theo tiêu chuẩn của riêng của bạn. Nếu ở đây theo tiêu chuẩn MA20 thì chỉ bán khi thị trường giảm cắt MA20 mới xác định bán, vậy là bạn đã có được khá nhiều lợi nhuận.

  1. Sai lầm thứ năm

Không áp dụng nguyên tắc “top down” hay “chu kỳ” trong phân tích kỹ thuật. Điều này có nghĩa là NĐT chỉ xem tại khung thời gian ngắn hạn, mà không xem xét kỹ các chu kỳ thời gian lớn hơn.

Ví dụ:

Nhìn trên đồ thị VNINDEX có thể thấy, mỗi khi giảm khoảng 7-10% là thị trường sẽ quay trở lại, vậy nếu áp dụng theo cách này vào tháng 4/2018 bạn sẽ mắc phải sai lầm quá lớn, đó là vì bạn chỉ nhìn vào thời gian ngắn gần đây mà không xem kỹ chu kỳ dài hạn của VNINDEX. Ví dụ nếu xem hình sau bạn sẽ không mắc phải sai lầm này.

 

Ở đây có thể thấy là tại thời điểm tháng 4/2018 VNINDEX đã đạt đỉnh sóng V của chu kỳ từ 2012 đến 2018. Do đó, việc tiếp tục lặp lại thói quen cũ sẽ trả giá rất đắt.

  1. Sai lầm thứ sáu

Xem các điểm hỗ trợ và kháng cự là những điểm cứng nhắc. Điều này rất hay gặp phải bởi các NĐT mới tham gia thị trường, khi sử dụng một mức hộ trợ hay kháng cự.

Ví dụ:

Các bạn có thể dùng trendline, MA, hay đường kẽ hàng làm đường kháng cự hỗ trợ, nhưng nếu cứng nhắc bởi đường thẳng và một điểm cố định sẽ gặp phải trường hợp như hình trên.

 

  1. Sai lầm thứ bảy

Giao dịch quá thường xuyên, nhìn vào đâu cũng thấy cơ hội. Bạn cần cân nhắc rất kỹ trước khi vào lệnh, xem trường hợp này xác suất thành công bao nhiêu, với tỷ lệ lợi nhuận nếu thành công và mức thua lỗ nếu thất bại.

Ví dụ:

Công thức của chuỗi chiến thắng (giả sử bạn xác suất chiến thắng của bạn là 70%/giao dịch)

  • Nếu thực hiện 2 giao dịch = 0.7 * 0.7 = 0.49
  • Nếu thực hiện 3 giao dịch = 0.7*0.7*0.7 = 0.343
  • Nếu thực hiện 4 giao dich = 0.2401 (tương ứng với 24%)
  • ...........

Điều này có nghĩa bạn càng giao dịch thì xác suất thắng bạn càng giảm xuống.

 

  1. Sai lầm thứ tám

Sai lầm cũng rất hay mắc phải đó là các bạn thường áp dụng y nguyên những gì được học từ người thầy của các bạn. Mỗi người sẽ có một công cụ hiệu quả và tính kỹ luật khác nhau, do đó bạn cần định hướng và áp dụng cho mình một chiến  lược riêng biệt, từ đó có thể kiểm định lại nhiều lần.

Ví dụ:

Thầy của bạn áp dụng đường MA50 vào giao dịch và nguyên tắc bán là cắt xuống đường này với khối lượng lớn sẽ phát tín hiệu bán. Bạn áp dụng nguyên công thức này và máy móc làm theo, nhưng sẽ gặp trường hợp khi vừa cắt xuống cổ phiếu bị bán ào và dư sàn không bán được. Lý do là trước đó đã có một thông tin quá nhạy cảm, và nếu là NĐT chuyên nghiệp họ phản phán đoán xác suất gãy MA50 từ trước khi thị trường vào giao dich và dứt khoát bán ngay.

Tin xem nhiều nhất

Đăng ký nhận bản tin

Symptoma