18 nền kinh tế mới nổi đã làm gì để giúp 1 tỷ người thoát nghèo?

03/10/2018 20:30

Người Trung Quốc và người Malaysia không còn nghèo nữa. Người Ấn Độ, Ethiopia và Việt Nam tuy vẫn nghèo, nhưng không quá khó khăn như 20 năm trước. Người Singapore đã giàu như người Mỹ, và người Hàn Quốc thì đang đuổi kịp dân Singapore.

18 nền kinh tế mới nổi đã làm gì để giúp 1 tỷ người thoát nghèo?

Người Trung Quốc và người Malaysia không còn nghèo nữa. Người Ấn Độ, Ethiopia và Việt Nam tuy vẫn nghèo, nhưng không quá khó khăn như 20 năm trước. Người Singapore đã giàu như người Mỹ, và người Hàn Quốc thì đang đuổi kịp dân Singapore.

Nguyên nhân do đâu? Câu trả lời là: Tăng trưởng kinh tế liên tục vượt qua mức tăng dân số, góp phần nâng GDP bình quân đầu người lên.

Đạt được sự tăng trưởng liên tục trong một vài thập niên hoặc lâu hơn là một trong những thách thức hàng đầu cho các nền kinh tế mới nổi. Tuy nhiên, theo một nghiên cứu gần đây của Viện Nghiên cứu Toàn cầu McKinsey (MGI) khi họ khảo sát mô hình tăng trưởng của 71 nền kinh tế thị trường mới nổi, chỉ có 18 nền kinh tế mới nổi đạt được các tiêu chuẩn tăng trưởng như: GDP bình quân đầu người tăng hơn 3.5% trong 50 năm, hoặc tăng trưởng 5% suốt 20 năm, giúp gần 1 tỷ người thoát khỏi tình trạng “cực kỳ nghèo” (xem Bảng 1 và 2 bên dưới).

 

 

Điều gì khiến cho 18 nền kinh tế thị trường mới nổi này khác biệt với phần còn lại? Đối với một số quốc gia, đó chỉ là một hiện tượng về mặt thống kê chứ chẳng có tầm quan trọng gì, vì họ bắt đầu phát triển ở mức cực kỳ thấp. Tuy nhiên, đối với một số quốc gia, theo nghiên cứu của MGI, có bốn chính sách cụ thể góp phần tạo nên thành công trên.

Một trong số đó là chương trình hỗ trợ tăng trưởng giúp tăng năng suất, thu nhập và nhu cầu. Nó bao gồm các biện pháp thúc đẩy đầu tư, tăng cường kết nối với nền kinh tế toàn cầu, giảm bớt các quy định và duy trì ổn định kinh tế vĩ mô.

Sau đó, có sự hiện diện của những công ty lớn, mang tính cạnh tranh đầu tư vào tài sản, nghiên cứu và phát triển (R&D), cũng như đào tạo nghề, tạo ra các hiệu ứng lan tỏa có lợi cho các công ty nhỏ hơn. Chẳng hạn, những tập đoàn như Alibaba đã giúp các công ty nhỏ của Trung Quốc mở rộng xuất khẩu của họ bằng cách cung cấp bảo lãnh cho các nhà nhập khẩu.

Một mẫu nghiên cứu về các tập đoàn lớn của Trung Quốc, Ấn Độ và Hàn Quốc giao dịch ở những sàn chứng khoán Mỹ:

Ngoài ra, có sự cạnh tranh khốc liệt ở quê nhà. "Chưa đến phân nửa (45%) lọt vào được nhóm 1/5 công ty có doanh thu lợi nhuận kinh tế hàng đầu có thể duy trì vị trí đó trong một thập niên, so với 62% ở các nền kinh tế có thu nhập cao, một tỷ lệ tương tự ở cả 8 lĩnh vực", nghiên cứu của McKinsey viết.

Điều này giúp cho các công ty trong nước phát triển được sức mạnh để cạnh tranh trên thị trường toàn cầu.

Một điều nữa là sự đổi mới liên quan đến cạnh tranh.

Những công ty lớn của các nước này “có được 56% doanh thu từ các sản phẩm và dịch vụ mới, cao hơn 8 điểm phần trăm so với các công ty tương tự ở những nền kinh tế tiên tiến, và có khả năng ưu tiên cho tăng trưởng ở nước ngoài nhiều hơn 27 điểm phần trăm”, theo nghiên cứu trên cho biết.

Ở giai đoạn đầu, một số chính sách này đã giúp các nền kinh tế mới nổi nhảy vọt từ một xã hội "truyền thống" sang "chuyển tiếp", dọc theo các giai đoạn tăng trưởng điển hình của Rostow. Những chính sách khác đã giúp các nền kinh tế này nhảy vọt từ một “xã hội chuyển tiếp” sang một “xã hội cất cánh” và bắt đầu nỗ lực đến với “sự trưởng thành về mặt công nghệ” của họ.

Chẳng hạn, đổi mới đã giúp Hàn Quốc đối phó với "điểm ngoặt Lewis", "bẫy thu nhập trung bình", và tiến đến "sự trưởng thành về mặt công nghệ" cũng như "tiêu thụ hàng loạt ở mức cao".

Nhã Thanh (Theo Forbes)

FILI

CÁC TIN TRƯỚC

Tin xem nhiều nhất

Đăng ký nhận bản tin

Symptoma