Cấm cửa Huawei cũng không làm Mỹ tụt lại phía sau trong cuộc chạy đua 5G

07/03/2019 13:50

Trong cuộc trao đổi với CNBC, các chuyên gia cho rằng, Mỹ sẽ không bị rớt lại phía sau trong cuộc chạy đua ra mắt mạng di dộng thế hệ mới 5G cho dù họ tiếp tục cấm cửa Huawei, tuy vậy các nước nhỏ hơn và ngay cả châu Âu cũng có thể sẽ bị ảnh hưởng từ việc giảm sức cạnh tranh.

Cấm cửa Huawei cũng không làm Mỹ tụt lại phía sau trong cuộc chạy đua 5G

Trong cuộc trao đổi với CNBC, các chuyên gia cho rằng, Mỹ sẽ không bị rớt lại phía sau trong cuộc chạy đua ra mắt mạng di dộng thế hệ mới 5G cho dù họ tiếp tục cấm cửa Huawei, tuy vậy các nước nhỏ hơn và ngay cả châu Âu cũng có thể sẽ bị ảnh hưởng từ việc giảm sức cạnh tranh.

Ông lớn thiết bị viễn thông của Trung Quốc Huawei – cùng với truyền thông nhà nước Trung Quốc – đã từng thuyết phục rằng việc cấm Huawei sẽ làm giảm mức cạnh tranh, làm tăng giá của phần cứng mạng lưới 5G và làm chậm tiến độ triển khai của công nghệ tốc độ cao này.

Eric Xu, một trong những Chủ tịch luân phiên của Huawei, trả lời với CNBC hồi tháng 11/2018 rằng việc tiếp tục lệnh cấm những thiết bị của Huawei khỏi thị trường Mỹ sẽ khiến nền kinh tế lớn nhất thế giới này tụt lại phía sau trong cuộc đua công nghệ 5G. Cùng lúc đó, Global Times – một tờ báo có sự hậu thuẫn của Nhà nước Trung Quốc – cũng cho biết rằng châu Âu cũng sẽ bị bỏ lại phía sau trong ngành công nghệ 5G nếu như Huawei cũng bị cấm ở châu lục này. Nhưng những lời nhận định này không hẳn là đúng, theo các chuyên gia cho biết, những hãng điện thoại nổi tiếng như Nokia, Erricsson và Samsung có thể rút ngắn khoảng cách này.

 “Cho dù Huawei vẫn bị cấm vĩnh viễn ở Mỹ thì những đối thủ cạnh tranh như Nokia, Ericsson, Verizon và AT&T, đó mới chỉ đề cập tới một vài cái tên, đủ sức để bảo đảm rằng Mỹ vẫn sẽ có được công nghệ 5G kịp lúc. Những chức năng như tốc độ không phải là thứ Mỹ cần phải quan tâm trong viễn cảnh này”, Vinod Nair, Đối tác cấp cao của công ty tư vấn và đầu tư Delta Partner có trụ sở tại Singapore, trả lời với CNBC qua email.

Giải pháp thay thế là gì?

Huawei đã đạt được những thành công lớn ở những thị trường như Trung Quốc, châu Âu và nhiều thị trường nổi bật khác. Nhưng trong vài tháng qua áp lực về chính trị áp lên Huawei không ngừng tăng lên, với những quốc gia như Australia và Nhật bản “nối gót” Mỹ trong việc cấm thương hiệu này không được tham gia vào mạng lưới 5G tương lai của đất nước họ.

Các đối thủ của Huawei đã bắt đầu thâm nhập vào những thị trường vắng bóng nhà tiên phong của Trung Quốc trong lĩnh vực 5G này. Trong tháng 1/2019, Samsung của Hàn Quốc đã thông báo rằng công ty này sẽ cung cấp cho nhà mạng Verizon của Mỹ một số thiết bị 5G. Năm 2018, AT&T cũng cho biết Samsung, Ericsson và Nokia sẽ cung cấp các phần cứng cho mạng 5G.

 “Có tới ba nhà sản xuất có thể thay thế cho Huawei: Các nhà mạng Nokia, Ericsson và Samsung”, Shaun Collins, Giám đốc điều hành (CEO) của công ty nghiên cứu công nghệ CCS Insight, trả lời với CNBC qua email. “Hai nhà mạng đầu tiên hiển nhiên có thể thay thế. Còn Samsung gần đây đã mở rộng thị phần trước sự thách thức của Huawei. Công ty này có một cơ sở khách hàng rộng lớn và quan trọng ở Hàn Quốc để phục vụ cho hệ thống 5G của họ và một lượng người dùng tiềm năng ở Mỹ”.

Châu Âu đang chậm lại để ngăn chặn Huawei

Nhưng Huawei, công ty sản xuất thiết bị mạng lớn nhất thế giới (xét theo doanh thu), đã phát triển thêm một bậc nhờ vào việc cung cấp các giao dịch tài chính thuận lợi thông qua các ngân hàng, bán thiết bị với giá rẻ hơn, và triển khai mạng tương đối nhanh chóng.

Những yếu tố trên đã khiến Huawei trở nên hấp dẫn trong mắt những công ty viễn thông, đặc biệt là ở châu Âu, khi những công ty này đang phải chật vật để kiếm lợi nhuận nhưng lại chuyển sang công nghệ 4G của Huawei, tiêu chuẩn mạng di động hiện nay. Nếu Nokia, Ericsson và Samsung tập trung nỗ lực vào những thị trường mà Huawei bị cấm, theo ông Nair nói, thì những đất nước khác có thể sẽ bị ảnh hưởng khi công nghệ 5G ra mắt.

 “Những thị trường nhỏ hơn ở châu Á có thể sẽ bị ảnh hưởng nếu như các đối thủ của Huawei chuyển hướng tập trung sang các nền kinh tế như Mỹ và châu Âu để lấp đầy khoảng trống”, ông Nair nói với CNBC.

Trong lúc Mỹ đã cấm cửa Huawei, thì những quốc gia ở châu Âu chỉ trở nên thận trọng hơn – mặc cho áp lực từ phía Mỹ dội xuống. Ví dụ như Đức, quốc gia này cho biết họ vẫn chưa sẵn sàng cấm Huawei hay bất cứ nhà cung cấp thiết bị mạng nào cụ thể.

Giám đốc điều hành (CEO) của nhà mạng Vodafone ở châu Âu, Nick Read, đã lên tiếng cảnh báo từ hồi tháng 2/2019 rằng việc loại trừ Huawei ra khỏi nguồn mạng 5G của châu Âu có thể sẽ “gây rối nghiêm trọng” đến cơ sở hạ tầng quốc gia. Vondafone là khách hàng lâu năm của Huawei và đến bây giờ vẫn tiếp tục làm việc với công ty này.

Ngay cả CEO của Ericsson, Borje Ekholm cũng đã tuyên bố trong tháng 2/2019 rằng việc tranh cãi về Huawei sẽ đem lại “sự không chắc chắn” có thể làm trì hoãn việc ra mắt công nghệ 5G ở châu Âu.

Ông Collins của CCS Insight đồng ý rằng một vài thị trường vắng bóng Huawei sẽ phải triển khai 5G chậm hơn.

 “Nhiều công ty nói chuyện với chúng tôi đều cho rằng nếu không có Huawei, việc triển khai 5G sẽ chậm lại. Huawei vốn dẫn đầu trong thị trường này và cả về độ phát triển của công nghệ 5G,” Collins nói. “Ngay cả Ericsson và Nokia cũng nhận thức được điều đó, khi mà một trong những CEO của công ty đã nói rằng việc cản trở Huawei sẽ làm chậm tiến độ triển khai của toàn bộ nền công nghiệp 5G, vì hiện tại công ty này đang nắm giữ rất nhiều công nghệ”.

Trân Võ (Theo CNBC)

Fili

CÁC TIN TRƯỚC

Tin xem nhiều nhất

Đăng ký nhận bản tin

Symptoma