Campuchia: 200 nhà máy có thể ngừng hoạt động vì ảnh hưởng COVID-19

27/02/2020 20:35

Người phát ngôn Bộ Lao động Campuchia Heng Sour ngày 27-2 tuyên bố: khoảng 200 nhà máy tại đây có thể phải ngừng hoạt động hoặc sản xuất chậm hơn trong vòng 1 tháng tới vì dịch bệnh do virus corona chủng mới (COVID-19) gây ra.

Campuchia: 200 nhà máy có thể ngừng hoạt động vì ảnh hưởng COVID-19

Người phát ngôn Bộ Lao động Campuchia Heng Sour ngày 27-2 tuyên bố: khoảng 200 nhà máy tại đây có thể phải ngừng hoạt động hoặc sản xuất chậm hơn trong vòng 1 tháng tới vì dịch bệnh do virus corona chủng mới (COVID-19) gây ra.

* Campuchia: SECC 'bật đèn xanh' cho Acleda Bank lên sàn

Campuchia: 200 nhà máy có thể ngừng hoạt động vì ảnh hưởng COVID-19 - Ảnh 1.
Công nhân tại một xưởng dệt may ở Campuchia - Ảnh: REUTERS

Theo ông Heng Sour, COVID-19 đang làm gián đoạn chuỗi cung ứng của Campuchia, khiến nguồn nguyên liệu thô đổ về từ Trung Quốc trở nên thiếu hụt. Campuchia cũng dự đoán đa số các nhà máy bị ảnh hưởng sẽ thuộc lĩnh vực dệt may.

Phát ngôn viên trên cũng cho biết khoảng 10 xưởng sản xuất với khoảng 3.000 công nhân tại đây đã thông báo với chính phủ về việc đình chỉ hoạt động một phần.

"Từ các dự đoán cũng như các khảo sát thực tế về tác động của virus corona, chúng tôi biết rằng trong tháng 3 sẽ có gần 200 xưởng sản xuất đối mặt với tình trạng thiếu nguyên liệu thô. Điều này sẽ ảnh hưởng đến khoảng 110.000 công nhân", ông Heng Sour nói.

Trước đó, Thủ tướng Campuchia, ông Hun Sen, đã hứa hẹn sẽ tạm miễn thuế cho các xưởng dệt may bị ảnh hưởng bởi chuỗi cung ứng ngắt quãng cũng như thuế nhập khẩu vào Liên minh châu Âu (EU) tăng cao.

Ông cũng cho biết chính phủ sẽ hỗ trợ doanh nghiệp chi 60% lương bị thiếu hụt cho công nhân nếu sản xuất đình trệ.

Hiện nay, dệt may là ngành nghề tập trung nhiều nhân lực nhất của Campuchia, tạo ra 7 tỷ USD mỗi năm cho nền kinh tế này, theo số liệu chính thức của Campuchia.

Các lệnh giới hạn đi lại và cách ly tại Trung Quốc đã khiến dòng lưu chuyển hàng hóa trở nên ngắt quãng, dẫn đến tình trạng thiếu hụt nguồn cung trên toàn cầu. Trung Quốc vốn được xem là công xưởng của thế giới.

NGUYÊN HẠNH

Tuổi trẻ

CÁC TIN TRƯỚC

Tin xem nhiều nhất

Đăng ký nhận bản tin

Symptoma