Cổ phiếu CTD và câu chuyện chỉ báo tín hiệu từ tòa nhà chọc trời

24/06/2019 08:45

Cổ phiếu CTD lần đầu tiên rớt mốc 100,000 đồng/cp sau hơn 3 năm khiến nhiều nhà đầu tư trên thị trường không khỏi lo lắng. Trong số những nguyên nhân được chỉ ra, triết lý “cực thịnh tất suy” được nhắc đến như một góc nhìn mới lạ và độc đáo.

Cổ phiếu CTD và câu chuyện chỉ báo tín hiệu từ tòa nhà chọc trời

Cổ phiếu CTD lần đầu tiên rớt mốc 100,000 đồng/cp sau hơn 3 năm khiến nhiều nhà đầu tư trên thị trường không khỏi lo lắng. Trong số những nguyên nhân được chỉ ra, triết lý “cực thịnh tất suy” được nhắc đến như một góc nhìn mới lạ và độc đáo.

Triết lý “cực thịnh tất suy” và các trường hợp kinh điển

Trong văn hóa phương Đông, triết lý “cực thịnh tất suy” khá phổ biến và được thừa nhận rộng rãi. Sự vật, hiện tượng phát triển đến cực điểm sẽ chuyển hóa theo hướng ngược lại. Triết lý này không chỉ đúng ở châu Á mà còn đúng trên bình diện thế giới trong rất nhiều trường hợp.

Một thống kê cách đây đã lâu chỉ ra rằng khi tâm lý lạc quan tới tột độ trên thị trường thường sẽ gây ra tình trạng bong bóng giá tài sản. Một trong những biểu hiện thực tế của tâm lý lạc quan cực độ này là việc xây dựng những tòa nhà khổng lồ.

Trên thực tế, sự song hành kỳ lạ giữa thị trường đạt đỉnh và việc xây xong các tòa nhà chọc trời thường hay diễn ra. Cả hai hiện tượng này đều là kết quả của ảo tưởng cho rằng sự thịnh vượng sẽ kéo dài mãi mãi. Thế nhưng, các điều kiện tâm lý cực độ thường không kéo dài quá lâu. Đó là lý do tại sao việc xây dựng những tòa nhà phá vỡ kỷ lục thường bắt đầu khi thị trường đang tăng giá, dần hình thành bong bóng và hoàn tất sau khi bong bóng vỡ vụn.

Đầu tiên là câu chuyện về tòa nhà Burj Khalifa ở Dubai, vốn được biết đến là tòa nhà chọc trời cao nhất thế giới, được hoàn thành vào năm 2009 với độ cao khoảng 828 m. Tòa nhà này có giá 1.5 tỷ USD và trở thành một trong những tòa nhà đắt nhất mọi thời đại. Việc xây dựng Burj Khalifa bắt đầu vào năm 2004, đến khi nó được hoàn thành thì thị trường tài chính đã bị hủy hoại. Ngân hàng Lehman Brothers đã phá sản, Mỹ cũng đưa ra các nỗ lực như chương trình TARP và nới lỏng định lượng (QE) để ngăn chặn sự sụp đổ trên thị trường. Từ tháng 10/2007 đến tháng 3/2009, chỉ số Dow Jones đã mất 55%.

Một minh chứng khác, Taipei 101 từng là tòa nhà cao nhất thế giới vào năm 2004 với chiều cao 509.2 m. Tòa nhà này được khởi công xây dựng vào năm 1999 và hoàn tất vào năm 2004 - trùng với thời điểm bong bóng dot-com đang gần đạt tới đỉnh. Không lâu sau đó, bong bóng dot-com vỡ ra và kéo theo sự đổ đèo của chỉ số chứng khoán Nasdaq Composite.

Hay trong cuộc khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997, trong lúc xây dựng tòa tháp đôi Petronas ở Kuala Lumpur (Malaysia) - tòa nhà chọc trời cao nhất tại thời điểm đó, thị trường chứng khoán Thái Lan chìm trong xu hướng giảm và tiếp tục lao dốc mạnh sau khi tòa nhà hoàn tất vào năm 1998.

Sau khi hoàn thành tòa nhà World Trade Center ở New York năm 1973, nước Mỹ nói riêng và toàn thế giới nói chung rơi vào cuộc khủng hoảng dầu mỏ vô cùng tồi tệ. Suy thoái và lạm phát lan rộng gây ảnh hưởng tới kinh tế toàn cầu cho tới tận thập niên 1980.

Đó là những thống kê trên thế giới cho thấy việc xây dựng xong một tòa nhà chọc trời nào đó kéo theo sự đổ đèo của thị trường chứng khoán và khi quy chiếu về Việt Nam, sự đổ đèo của cổ phiếu CTD làm người ta liên tưởng đến chỉ báo đáng sợ này.

Câu chuyện của CTD tại Việt Nam

Tại Việt Nam, The Landmark 81 hiện là tòa nhà cao nhất với chiều cao 461 m, tổng vốn đầu tư 40,000 tỷ đồng. Sau hơn 1,000 ngày thi công, dự án được khánh thành và đưa vào hoạt động vào ngày 26/07/2018.

Vậy tòa nhà cao nhất Việt Nam này liên quan gì đến CTD?

Khoảng đầu tháng 6/2016, thị trường “tung hô” khi một nhà thầu của Việt Nam là CTCP Xây dựng Coteccons (HOSE: CTD) thắng thầu dự án The Landmark 81, bởi trước đó cũng có rất nhiều nhà đầu tư ngoại muốn chinh phục. Khởi điểm từ những ngày đầu năm 2016 đến trước khi tòa nhà hoàn thành, cổ phiếu CTD vượt vũ bão với mức tăng trưởng gần 109%, chạm đỉnh 231,389 đồng/cp vào ngày 14/11/2017.

Cũng từ đó đến nay, khi tòa nhà hoàn thành, cổ phiếu CTD dường như chỉ có giảm. Một vài thời điểm hồi phục chưa đủ giúp CTD đảo chiều tăng trở lại.

Cho đến những phiên giao dịch gần đây, “ngài thị trường” có vẻ như không còn ưu ái cho cổ phiếu CTD khi cổ phiếu này liên tục đóng cửa trong sắc đỏ. Rồi chuyện gì đến cũng đến, kết phiên 17/06/2019, CTD lần đầu tiên mất mốc 100,000 đồng/cp trong suốt hơn 3 năm qua (kể từ 15/02/2016) khi đóng cửa tại 99,100 đồng/cp. Tính đến nay, cổ phiếu CTD đã mất hơn 57% thị giá so với mức đỉnh kỷ lục đạt được vào ngày 14/11/2017.

Thế nhưng rất khó để kết luận rằng, giá cổ phiếu CTD giảm từ chỉ báo hoàn thành tòa nhà cao nhất Việt Nam như lịch sử thế giới đã từng ghi nhận, bởi lẽ một điều không thể phủ nhận lúc này chính là những khó khăn hiện hữu của ngành xây dựng. Tốc độ tăng trưởng của ngành được nhiều công ty chứng khoán (CTCK) dự báo sẽ giảm tốc và tất nhiên các doanh nghiệp trong ngành cũng sẽ bị ảnh hưởng.

Trên thực tế, không chỉ CTD mà hai ông lớn khác trong ngành xây dựng là REEHBC cũng lên kế hoạch kinh doanh 2019 sụt giảm so với kết quả đạt được ở năm 2018. Với CTD, kế hoạch doanh thu năm nay giảm 5.5% và lợi nhuận giảm gần 14%. Kết thúc quý 1/2019, CTD đã thực hiện được 16% kế hoạch doanh thu và 15% kế hoạch lợi nhuận. Đây cũng là quý CTD có lợi nhuận thấp nhất tính trong 15 quý gần nhất.

Ngoài ra, việc nội bộ các cổ đông của CTD “cơm không lành, canh không ngọt” cũng đang được cho là nguyên nhân khiến giá cổ phiếu ông lớn ngành xây dựng này đang chịu nhiều áp lực.

Diễn biến giá cổ phiếu CTD trong 5 năm qua

Nguyên Ngọc

FILI

CÁC TIN TRƯỚC

Tin xem nhiều nhất

Đăng ký nhận bản tin

Symptoma