Cơn ác mộng khủng khiếp nhất của châu Á dần trở thành sự thật

15/04/2019 14:01

Kỷ nguyên châu Á đang dần trở thành một màu xám ảm đạm.

Cơn ác mộng khủng khiếp nhất của châu Á dần trở thành sự thật

Kỷ nguyên châu Á đang dần trở thành một màu xám ảm đạm.

Một nhà dưỡng lão ở Nhật Bản

Từ Nhật Bản, Hàn Quốc cho đến Trung Quốc và một vài nước khác thuộc Đông Nam Á, tình trạng dân số đang già đi sắp sửa tạo nên những thay đổi cơ bản trong xã hội, chiến lược kinh doanh và chính sách của Chính phủ. Hơn thế nữa, xu hướng này có thể làm nghiêng cán cân sức mạnh của khu vực và thế giới, khi một số nền kinh tế đang bị chững lại trong khi số khác tiếp tục phát triển nhờ lực lượng lao động vẫn dồi dào.

Mối lo ngại về tình trạng già hóa dân số đã được bàn tán suốt nhiều năm qua, nhưng những dấu hiệu gần đây cho thấy “cơn ác mộng khủng khiếp nhất” của châu Á đang dần trở thành sự thật.

“Tôi muốn có một đứa con”, một người nội trợ Hàn Quốc 30 tuổi cho biết. “Nhưng chúng tôi vẫn chưa mua được một căn nhà và khi nghĩ đến vấn đề tiền bạc, chúng tôi lại càng không thể đưa ra quyết định có con được”.

Rất nhiều người Hàn Quốc có tâm lý tương tự và tự ngăn bản thân khỏi ý định có con. Dân số thuộc độ tuổi lao động của quốc gia này, từ 15-64 tuổi, đã giảm xuống lần đầu tiên trong năm 2017. Tổng dân số của Hàn Quốc được dự báo sẽ giảm xuống vào đầu năm 2020, cơ quan thống kê của Hàn Quốc đã cảnh báo về vấn đề này từ cuối tháng 3/2019.

Một em bé sơ sinh tại bệnh viện Nhật Bản

Tính đến năm 2065, Hàn Quốc được dự đoán sẽ trở thành quốc gia phát triển ảm đạm nhất.

Ở Trung Quốc, Chính phủ đã bãi bỏ chính sách mỗi cặp vợ chồng chỉ được sinh một đứa con từ năm 2016, nhưng động thái này đã được đưa ra quá trễ và đem lại quá ít tác dụng. Tỷ lệ sinh trong năm 2017 và 2018 của quốc gia này vẫn tiếp tục giảm.

Số lượng người Trung Quốc ở độ tuổi từ 16-59 bắt đầu giảm xuống từ năm 2014, theo thông tin của Liên Hiệp Quốc (UN). Năm 2018, lần đầu tiên, dân số thuộc nhóm tuổi này đã giảm xuống dưới 900 triệu người.

Góp thêm vào cơn gió ngược này, tính đến năm 2017, tỷ lệ kết hôn của Trung Quốc đã giảm năm thứ tư liên tiếp. Các công ty ở Trung Quốc đang tăng lượng sản phẩm để phục vụ cho một quốc gia toàn người độc thân: Năm 2018, trang thương mại điện tử Tmall của Alibaba Group Holding nhận thấy những sản phẩm bán chạy nhất trên Tmall là loại phục vụ duy nhất cho một người, ví dụ như bịch gạo loại 100 gram và rượu vang loại 200 ml.

Biểu đồ dân số trong độ tuổi lao động (từ 15-64 tuổi) của các nước (tính theo triệu người) (trái) và biểu đồ người về hưu từ 65 tuổi trở lên (tính theo %) (phải). Nguồn: OECD.

Nhật Bản là quốc gia dẫn đầu trên con đường chạy nhanh đến hư không này. Dân số thuộc nhóm 15-64 tuổi của quốc gia này đã bắt đầu giảm từ năm 1995, trùng với khoảng thời gian Nhật Bản rơi vào “thập kỷ mất mát” với sự đình trệ và giảm phát kinh tế. Tổng dân số của Nhật Bản đang giảm dần kể từ năm 2008.

Dự báo chung cho dân số của ba nước trên vẫn không có mấy triển vọng: Từ năm 2020 đến năm 2060, dân số thuộc độ tuổi lao động dự kiến sẽ giảm 30% ở Nhật Bản, 26% ở Hàn Quốc và 19% ở Trung Quốc, theo Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD). Những ước tính này dựa trên nhóm tuổi rất rộng từ 15-74 tuổi.

Những người nghỉ hưu ở tuổi từ 65 trở lên dự báo sẽ chiếm hơn 30% dân số của những nước này vào năm 2060.

Hồng Kông, Singapore và Thái Lan đang sắp rơi vào quỹ đạo tương tự.

Tuy nhiên, vẫn có một vài nước thoát khỏi vòng nguy hiểm. Lực lượng lao động của Ấn Độ và Indonesia dự báo sẽ tiếp tục mở rộng ít nhất đến năm 2060. Mỹ cũng tương tự như vậy, chính điều này đã đem lại cho Mỹ lợi thế lớn về mặt lý thuyết so với đối thủ lớn nhất thế giới của họ - Trung Quốc.

Hình ảnh những người cao tuổi tại Trung Quốc. Nguồn: Asian Nikkei Review.

Đối với những quốc gia có dân số tăng trưởng nhanh, xuất hiện một mối lo ngại thật sự tác động tới đà tăng trưởng kinh tế.

Đà tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc vốn đã đang chậm lại, mức tăng trưởng trung bình từ năm 2010-2020 được dự báo sẽ ở mức 7.1% , đà tăng này sẽ giảm xuống chỉ còn 1.5% trong những năm từ 2040-2050. Chậm hơn nhiều so với mức tăng 3.7% của Ấn Độ và 2% của Mỹ.

Tuy những con số trên đều chỉ là dự báo nhưng đám mây đầy u ám vẫn có thể tự kéo đến, khi những người tiêu dùng và các công ty đều đang hỗ trợ cho cuộc khủng hoảng dân số tồi tệ hơn diễn ra. Đó là một suy luận đơn giản: Càng ít người tiêu dùng thì nền kinh tế càng bị kìm hãm, khiến các công ty phải cắt bớt vốn đầu tư, tạo nên một vòng xoáy đi xuống.

Những người Nhật Bản trẻ tuổi đã bắt đầu biết tiết kiệm, dựa theo dữ liệu chi tiêu hộ gia đình của Nhật Bản. Trong vòng 30 năm qua, tỷ lệ tiết kiệm của nhóm người thuộc độ tuổi từ 25-29 đã tăng từ 33% lên 38% và của nhóm người từ 30-34 tuổi tăng từ 38% lên 44%, theo Ikuko Samikawa, Giáo sư tại Đại học Hitotsubashi ở Tokyo.

Tỷ lệ tăng trưởng hàng năm của các nước (tính theo %). Nguồn: OECD.

“Trong bối cảnh lãi suất thấp, nguy cơ lớn hơn mà các ngân hàng trung ương phải đối mặt là vấn đề giới hạn thấp hơn 0 (zero lower bound)”, ông Samikawa cho biết, đồng thời nhấn mạnh các nhà làm luật và các công ty đang tăng cường quan sát “ảnh hưởng của thay đổi dân số đến nền kinh tế, khi một số nền kinh tế phát triển và mới phát triển đã trải qua hoặc được dự báo là sắp trải qua việc suy giảm và già hóa dân số”.

Tuy nhiên, người già ở Nhật Bản thường được chăm sóc khá tốt, ít nhất là tính đến thời điểm hiện tại.

Các khoản nợ của Hàn Quốc đang giảm dần đi, nhưng người nghỉ hưu phải trả một cái giá rất đắt. Tỷ lệ người nghèo ở độ tuổi 66-75 của Hàn Quốc đã chạm mức 39% trong năm 2015, cao hơn nhiều với mức 17% ở Nhật Bản và 18% ở Mỹ. Tỷ lệ này đối với người ở độ tuổi 76 trở lên thậm chí còn cao hơn.

Hoàn cảnh của những người già ở Hàn Quốc thể hiện rõ qua dữ liệu chi tiêu hộ gia đình. Mức chi tiêu của người Hàn Quốc và Nhật Bản thuộc nhóm tuổi dưới 50 khá giống nhau. Hơn thế nữa, mức chi tiêu của người dân Hàn Quốc đang giảm mạnh.

Biểu đồ chi tiêu hộ gia đình hàng tháng theo độ tuổi năm 2017 (tính bằng USD). Nguồn: Cục Thống kê của Hàn Quốc, Nhật Bản.

Một ông lão về hưu 70 tuổi, tự gọi là Son, đã đưa ra nhận xét về cuộc sống nói chung của những người lớn tuổi ở Seoul (Hàn Quốc).

“Tôi phải để ý tâm trạng của vợ mỗi khi muốn xin tiền để làm việc gì đó”, ông nói. “Bà ấy thường không cho tôi tiền, bà ấy nói rằng hôm qua đã đưa tiền cho tôi rồi. Tôi hiểu ý của bà ấy. Chúng tôi không còn dư nhiều tiền sau khi thanh toán hóa đơn tiền điện và chi trả những nhu yếu phẩm khác”.

Ở Hàn Quốc, cũng như nhiều nước châu Á khác, thế hệ trẻ thường được kỳ vọng sẽ chăm sóc cho người lớn trong nhà. Nhưng thái độ của họ đối với chuyện này đang dần thay đổi và thậm chí hệ thống lương hưu không rườm rà của Hàn Quốc cũng dần trở nên khó kiểm soát. Năm 2018, Chính phủ đã cảnh báo rằng quỹ hưu trí quốc gia sẽ cạn kiệt vào năm 2057 nếu như không có động thái nào được thực hiện.

Chương trình an sinh xã hội của Hàn Quốc chiếm 7.7% trong GDP (tổng sản phẩm quốc nội) trong năm 2015 và ở Nhật Bản là 18.7%, theo thông tin của S&P Global. Tính đến năm 2050, con số này dự kiến sẽ chạm mức 17.8% ở Hàn Quốc và 22.1% ở Nhật Bản...

Ở Trung Quốc, an sinh xã hội chỉ chiếm 6.3% GDP trong năm 2015 nhưng dự kiến đang tăng dần lên mức 16.5% trong năm 2050, quy mô kinh tế và tỷ lệ dịch chuyển nguồn lao động cao ở Trung Quốc cũng tăng thêm phần phức tạp cho quốc gia này.

Biểu đồ phần trăm chương trình an sinh xã hội chiếm trong GDP các nước (tính theo %). Nguồn: S&P Global.

Khoảng 300 triệu người đã chuyển từ vùng nông thôn lên thành phố ở Trung Quốc và chỉ có một số ít trong đó đủ khả năng để quay về chăm sóc cha mẹ già yếu ở quê nhà cách xa thành phố hàng ngàn km. Cả lượng người chuyển lên thành phố làm việc cũng đang già đi: Tỷ lệ người trên 50 tuổi là 21.3% trong năm 2017, tăng từ mức 11.4% của năm 2008. Tuổi nghỉ hưu ở Trung Quốc trung bình là 60 tuổi đối với đàn ông và 50 tuổi đối với phụ nữ, nhưng hầu hết những người chuyển lên thành phố này sẽ không nhận được số tiền trợ cấp hưu trí bằng với người có hộ khẩu ở thành phố.

Nếu tính cả những người dân ở vùng nông thôn thì Trung Quốc có khoảng 900 triệu người dân đang sinh sống trong một mạng lưới an toàn xã hội nhỏ.

“Trách nhiệm chăm sóc cha mẹ cứ như một quả bom nổ chậm đối với chúng tôi. Bạn sẽ không thể nào biết trước được khi nào họ đổ bệnh và khi nào thì bạn phải trả những hóa đơn khổng lồ”, Wang Yuefei, nhân viên tư vấn chăm sóc sức khỏe 36 tuổi tại Bắc Kinh, cho biết. Mặc dù cha mẹ của cô Wang có bảo hiểm y tế của Chính phủ, nhưng cô Wang nói như vậy vẫn chưa đủ. Mối lo về chi phí gia tăng, cùng với số tiền dùng để nuôi dạy cô con gái 5 tuổi đã khiến cô Wang và chồng phải từ bỏ ước mơ đi du lịch nước ngoài. “Chúng tôi không có đủ tiền để sống theo cách mà chúng tôi muốn”, cô Wang chia sẻ.

Guo Yongqi, người đang làm việc cho một tổ chức phi chính phủ về môi trường tại thành phố Tế Nam, phía Bắc Trung Quốc, nói rằng cha của anh đã 60 tuổi rồi “nhưng ông ấy vẫn phải làm việc bán thời gian tại một nhà máy. Như vậy là bạn đủ hiểu chúng tôi đang phải đối mặt với bao nhiêu áp lực rồi”.

Mặc dù Chính phủ Trung Quốc kiểm soát toàn diện, nhưng tỷ lệ người già nghèo đói sẽ sớm làm ảnh hưởng nhiều người đến mức Bắc Kinh buộc phải giải quyết, Adema của OECD dự đoán. “Chính phủ sẽ không thể lơ là vấn đề này thêm nữa”, ông Adema nói. “Họ sẽ phải nghĩ cách để chuyển tiền từ những khu vực giàu có sang cho những khu vực nghèo hơn để duy trì sự thống nhất của quốc gia”.

Câu đố của Trung Quốc chỉ là một phần của một vấn đề lớn hơn: 68% tổng số việc làm khắp khu vực châu Á – Thái Bình Dương thuộc về khu vực không chính thức, những việc làm này không đóng góp vào doanh thu thuế và cung cấp ít bảo hiểm phúc lợi cho người lao động.

Chính phủ các nước đang phản ứng quá chậm chạp.

Nguồn: Asian Nikkei Review.

Một động thái thường thấy của Chính phủ là kéo dài tuổi nghỉ hưu. Ở Hồng Kông, các nhà lãnh đạo gần đây đã áp dụng việc cắt giảm lương hưu đối với người cao tuổi, trừ khi họ thuộc diện đang đi tìm việc làm. Ở Nhật Bản, Thủ tướng Shinzo Abe đang đưa ra đề xuất những cá nhân nào đến 70 tuổi mới rút lương hưu thì sẽ được hưởng khoản lương hưu cao hơn.

Hàn Quốc đang đưa ra những ưu đãi đối với những cặp vợ chồng có con, nhưng thu về hiệu quả khá ít. “Những cặp vợ chồng trẻ đang trì hoãn hoặc tránh né việc có con bởi vì họ e ngại chi phí giáo dục cao ở Hàn Quốc”, Gu Bon-chang, Giám đốc của tổ chức World without Worry about Shadow Education (WWWSE), một tổ chức dân sự phản đối việc học thêm quá mức, cho biết. Một vấn đề dẫn đến áp lực của người dân Hàn Quốc là phải được học ở những trường hàng đầu và kiếm được một công việc danh giá.

Trung Quốc đã giới thiệu một hệ thống “thế chấp ngược”, cho phép người già dùng nhà của họ làm tài sản thế chấp để vay tiền dùng để nghỉ hưu. Rất ít người thực hiện khoản vay này.

Có lẽ, hội nghị thượng đỉnh G20 năm 2019 sẽ là một bước ngoặt. Nhật Bản, với vai trò là quốc gia tổ chức hội nghị, dự định sẽ nâng mức cảnh báo về mối lo ngại dân số già hóa này, họ sẽ lấy nước họ làm ví dụ minh họa cho việc cảnh báo.

Ông Adema của OECD hy vọng những quốc gia kém phát triển hơn ở châu Á sẽ “nhìn vào tấm gương Nhật Bản, rút ra bài học và cố gắng né tránh” để không đi theo vết xe đổ của quốc gia này.

Vũ Hạo (Theo Nikkei Asian Review)

Fili

CÁC TIN TRƯỚC

Tin xem nhiều nhất

Đăng ký nhận bản tin

Symptoma