Dầu suy yếu do lo ngại về nguồn cung

14/08/2018 05:27

Các hợp đồng dầu thô tương lai quay đầu giảm nhẹ vào ngày thứ Hai (13/08), đã rút khỏi đáy trong phiên sau khi giảm mạnh do dự báo về sự gia tăng dự trữ dầu thô tại các trung tâm vận chuyển dầu thô tại Mỹ và dữ liệu cho thấy sản lượng của OPEC nhảy vọt, MarketWatch đưa tin.

Dầu suy yếu do lo ngại về nguồn cung

Các hợp đồng dầu thô tương lai quay đầu giảm nhẹ vào ngày thứ Hai (13/08), đã rút khỏi đáy trong phiên sau khi giảm mạnh do dự báo về sự gia tăng dự trữ dầu thô tại các trung tâm vận chuyển dầu thô tại Mỹ và dữ liệu cho thấy sản lượng của OPEC nhảy vọt, MarketWatch đưa tin.

Kết thúc phiên giao dịch ngày thứ Hai, hợp đồng dầu thô ngọt nhẹ WTI giao tháng 9 trên sàn Nymex lùi 43 xu (tương đương 0.6%) xuống 67.20 USD/thùng, sau khi rớt xuống đáy trong phiên là 65.71 USD/thùng.

Hợp đồng dầu Brent giao tháng 10 trên sàn Luân Đôn mất 1.49 USD (tương đương 0.3%) còn 72.61 USD/thùng, sau khi dao động tại đáy trong phiên là 71.04 USD/thùng.

Nhà đầu tư cho biết các hợp đồng dầu thô tương lai giảm giá sau khi Genscape, một công ty thông tin thị trường, dự báo về sự gia tăng dự trữ dầu tại Cushing, Okla, trung tâm phân phối các hợp đồng dầu thô tương lai trên sàn Nymex. Dữ liệu chính thức của Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) sẽ được công bố vào sáng ngày thứ Tư.

Bên cạnh đó, dầu cũng đã chịu áp lực sau khi Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) vào sáng ngày thứ Hai cho biết sản lượng của các thành viên tăng 41,000 thùng/ngày trong tháng 7 ngay cả khi sản lượng tại Ả-rập Xê-út giảm.

Ngoài ra, cuộc khủng hoảng tiền tệ tại Thổ Nhĩ Kỳ cũng phần nào gây áp lực gián tiếp lên các hợp đồng dầu WTI tương lai trong ngày thứ Hai, khi các nhà phân tích cho rằng hợp đồng dầu WTI suy yếu một phần là do đồng USD tăng mạnh.

Fiona Cincotta, Chuyên gia phân tích thị trường cấp cao tại City Index, nhận định: “Dầu đã tìm thấy một số hỗ trợ vào cuối tuần trước sau khi Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) cho biết các lệnh trừng phạt mới đối với Iran có thể tạo ra các vấn đề về nguồn cung vào cuối năm nay, nhưng đà tăng mạnh của đồng USD đã lấn át và khởi đầu tuần mới, giá dầu lại bắt đầu suy yếu lần nữa”.

Đồng Lira của Thổ Nhĩ Kỳ tiếp tục giảm mạnh trong ngày thứ Hai, qua đó dẫn đến biến động đến các thị trường mới nổi khác. Sau khi sụt khoảng 10%, đồng Lira đã xóa bớt đà sụt giảm nhưng vẫn giảm mạnh sau khi Ngân hàng trung ương Thổ Nhĩ Kỳ đưa ra các động thái chính sách không thể làm dịu lo ngại của nhà đầu tư.

Tình trạng bất ổn đã cung cấp hỗ trợ cho các đồng tiền trú ẩn truyền thống như đồng Yên của Nhật Bản (JPY) và đồng Franc của Thụy Sĩ (CHF), đồng thời nhấc bổng đồng USD so với các đồng tiền chủ chốt khác. Chỉ số đồng USD (ICE U.S. Dollar Index) – thước đo diễn biến của đồng USD so với 6 đồng tiền chủ chốt khác – tiến 0.1% lên 96.42, dao động tại mức cao nhất trong hơn 1 năm.

Các nhà phân tích tại JBC Energy cho biết: “Đà lao dốc của đồng Lira cũng có thể tác động đến thị trường các sản phẩm tinh chế trong khu vực, khi Thổ Nhĩ Kỳ là một trong những nhà nhập khẩu chính trong khu vực Trung Đông, với kim ngạch nhập khẩu ròng các sản phẩm tinh chế là 360,000 thùng/ngày trong năm ngoái và kim ngạch nhập khẩu dầu thô vào khoảng nửa triệu thùng/ngày”.

Cũng trong phiên giao dịch ngày thứ Hai, hợp đồng xăng giao tháng 9 giảm 1.2% xuống 2.0147 USD/gallon. Hợp đồng dầu sưởi giao tháng 9 lùi 0.1% xuống 2.137 USD/gallon.

Hợp đồng khí thiên nhiên giao tháng 9 mất 0.5% còn 2.93 USD/MMBtu.

An Trần

Fili

CÁC TIN TRƯỚC

Tin xem nhiều nhất

Đăng ký nhận bản tin

Symptoma