Dầu WTI sụt hơn 3% xuống đáy 1 tuần do lo ngại về nhu cầu

23/01/2019 06:32

Các hợp đồng dầu thô tương lai quay đầu giảm mạnh xuống mức đóng cửa thấp nhất trong 1 tuần vào ngày thứ Hai (10/12), do lo ngại ngày càng tăng về nhu cầu năng lượng suy yếu, không thể nới rộng đà leo dốc trong tuần trước sau thỏa thuận cắt giảm sản lượng của các nhà sản xuất chủ chốt, MarketWatch đưa tin.

Dầu WTI sụt hơn 3% xuống đáy 1 tuần do lo ngại về nhu cầu

Các hợp đồng dầu thô tương lai quay đầu giảm mạnh xuống mức đóng cửa thấp nhất trong 1 tuần vào ngày thứ Hai (10/12), do lo ngại ngày càng tăng về nhu cầu năng lượng suy yếu, không thể nới rộng đà leo dốc trong tuần trước sau thỏa thuận cắt giảm sản lượng của các nhà sản xuất chủ chốt, MarketWatch đưa tin.

Kết thúc phiên giao dịch ngày thứ Hai, hợp đồng dầu thô ngọt nhẹ WTI giao tháng 1 trên sàn Nymex mất 1.61 USD (tương đương 3.1%) còn 51 USD/thùng. Hợp đồng này đã tăng 3.3% trong tuần trước.

Hợp đồng dầu Brent giao tháng 2 trên sàn Luân Đôn lùi 1.70 USD (tương đương 2.8%) xuống 59.97 USD/thùng. Tuần trước, hợp đồng này đã vọt 3.7%.

Cả 2 hợp đồng trên đều đánh dấu mức đóng cửa thấp nhất kể từ ngày 30/11/2018, dữ liệu từ Dow Jones Market cho thấy.

Giá dầu đã sụt hơn 30% vào cuối tháng 11, sau khi đạt đỉnh nhiều năm gần đây hồi đầu tháng 10, qua đó thúc đẩy Ả-rập Xê-út, nhà lãnh đạo thực sự của Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC), cùng với các đồng minh lớn khác, có hành động can thiệp.

Các hợp đồng dầu thô tương lai đã tăng 2%, có lúc vọt đến 4%, vào ngày thứ Sáu (07/12) khi OPEC thông báo sẽ cắt giảm tổng sản lượng 800,000 thùng/ngày từ mức sản lượng hồi tháng 10 trong vòng 6 tháng, bắt đầu từ tháng 1/2019. Tổ chức này không nêu rõ chi tiết sản lượng cắt giảm của các thành viên ngoài OPEC, trong đó có Nga, nhưng các hãng tin cho biết các nước này sẽ cắt giảm 400,000 thùng/ngày, để đưa tổng sản lượng cắt giảm đạt 1.2 triệu thùng/ngày.

Richard Perry, Chuyên gia phân tích thị trường tại Hantec, cho biết: “Vấn đề nhu cầu vẫn còn nhiều nghi vấn do lo ngại về tăng trưởng toàn cầu tiếp tục chiếm ưu thế”.

Đà sụt giảm gần đây của giá dầu thô xảy ra do lo ngại về mối quan hệ thương mại quốc tế giữa Mỹ và Trung Quốc leo thang, và làm dấy lên lo ngại về nhu cầu dầu từ 2 gã khổng lồ kinh tế này.

Colin Cieszynski, Giám đốc chiến lược thị trường tại SIA Wealth Management, nhận định: “Không mất nhiều thời gian để kế hoạch sản lượng hôm thứ Sáu của OPEC+ tác động đến giá dầu khi sự tập trung chú ý quay trở về khả năng ảnh hưởng của căng thẳng thương mại Mỹ - Trung leo thang tiếp tục làm suy giảm triển vọng nhu cầu”.

“Hồi cuối tuần trước, Trung Quốc công bố thặng dư thương mại trong tháng 11 đạt 44.75 tỷ USD, cao hơn rất nhiều so với mức thặng dư dự kiến là 34 tỷ USD, thêm dầu vào lửa, làm gia tăng nghi ngờ về điều mà Mỹ và Trung Quốc đã thỏa thuận tại hội nghị thượng đỉnh G20 gần đây, và lo ngại rằng việc bắt giữ CFO của công ty Huawei có thể ảnh hưởng đến các cuộc đàm phán tương lai”, ông Cieszynski cho hay.

Bên cạnh đó, sản lượng dầu tại Mỹ cũng vẫn là tâm điểm chú ý. Tuần trước, Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) cho biết nguồn cung dầu thô nội địa sụt 7.3 triệu thùng trong tuần kết thúc ngày 30/11/2018, đánh dấu tuần giảm đầu tiên trong 11 tuần. Dữ liệu từ Baker Hughes hôm thứ Sáu cũng cho thấy sự sụt giảm sản lượng trong tương lai, khi số giàn khoan đang hoạt động tại Mỹ giảm 10 giàn xuống 877 giàn.

Cũng trong phiên giao dịch ngày thứ Hai, hợp đồng xăng giao tháng 1 sụt 4.5% xuống 1.419 USD/gallon. Hợp đồng dầu sưởi giao tháng 1 mất 2.2% còn 1.844 USD/gallon.

Trong khi đó, hợp đồng khí thiên nhiên giao tháng 1 tiến 1.3% lên 4.545 USD/MMBtu.

An Trần

FilI

CÁC TIN TRƯỚC

Tin xem nhiều nhất

Đăng ký nhận bản tin

Symptoma