Dow Jones phục hồi từ đà lao dốc 780 điểm

07/12/2018 06:07

Chứng khoán Mỹ rút khỏi đáy trong phiên ngày thứ Năm (06/11) sau khi thông tin cho biết Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) có thể thắt chặt chính sách tiền tệ chậm hơn dự báo trước đó, CNBC đưa tin.

Dow Jones phục hồi từ đà lao dốc 780 điểm

Chứng khoán Mỹ rút khỏi đáy trong phiên ngày thứ Năm (06/11) sau khi thông tin cho biết Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) có thể thắt chặt chính sách tiền tệ chậm hơn dự báo trước đó, CNBC đưa tin.

Wall Street Journal đưa tin Fed đang xem xét liệu có nên báo hiệu một cách tiếp cận chờ đợi và quan sát (wait and see) đối với việc nâng lãi suất tại cuộc họp sắp diễn ra vào tháng tới hay không. Báo cáo cho biết các quan chức Fed không biết động thái tiếp theo về lãi suất sẽ ra sao sau tháng 12/2018.

Kết thúc phiên giao dịch ngày thứ Năm, chỉ số Dow Jones mất 79.40 điểm còn 24,947.67 điểm sau khi lao dốc gần 800 điểm trong phiên, chỉ số S&P 500 hạ 0.15% xuống 2,695.95 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite đã xóa hết đà giảm điểm, chốt phiên tiến 0.4% lên 7,188.26 điểm khi các cổ phiếu Amazon, Netflix và Alphabet đều tăng hơn 1%.

Chứng khoán ban đầu giảm mạnh khi những lo ngại về mối quan hệ thương mại Mỹ - Trung tiếp diễn và lo ngại về khả năng suy thoái kinh tế đã khiến nhà đầu tư lo lắng.

Mark Esposito, CEO của Esposito Securities, cho biết: “Có lo ngại rằng thỏa thuận thương mại không tốt như Tổng thống Mỹ Donald Trump đã nói. Nỗi lo suy thoái cũng đang lắng xuống thị trường”.

“Chắc chắn hơn để nắm giữ tiền mặt bây giờ. Tôi không nghĩ đà lao dốc sẽ kết thúc”, ông Esposito chia sẻ.

Nỗi lo về thương mại tăng lên sau khi thông tin nổ ra hôm thứ Tư (05/11) rằng Giám đốc tài chính của Huawei, Mạnh Vãn Chu, bị chính quyền Canada bắt giữ ở Vancouver, nơi mà bà phải đối mặt với việc dẫn độ sang Mỹ. Vụ bắt giữ - vốn diễn ra vào ngày 01/12 – đã làm giảm khả năng đạt được một thỏa thuận thương mại lâu dài giữa Mỹ và Trung Quốc. Huawei là một trong những nhà sản xuất điện thoại di động lớn nhất thế giới.

Bên cạnh đó, lo ngại về khả năng tăng trưởng kinh tế suy thoái cũng khiến chứng khoán chìm trong sắc đỏ. Hôm thứ Hai (03/11), lợi suất trái phiếu Chính phủ Mỹ kỳ hạn 3 năm đã vượt qua lợi suất trái phiếu kỳ hạn 5 năm. Hiện tượng đảo ngược đường cong lợi suất trên thị trường trái phiếu được xem là một dấu hiệu suy thoái. Tuy nhiên, sự suy thoái sẽ không diễn ra nhiều năm sau đó và nhiều nhà đầu tư sẽ không cho rằng sự đảo ngược này là chính thức cho đến khi lợi suất kỳ hạn 2 năm vượt trên lợi suất kỳ hạn 10 năm.

Cổ phiếu của các ngân hàng lớn như J.P. Morgan Chase, Citigroup và Bank of America đều giảm hơn 1.5% vào ngày thứ Năm.

Cổ phiếu Apple mất 1.1% sau khi UBS nhận thấy nhu cầu mua iPhone yếu nhất trong 5 năm. Ngân hàng này cũng đã cắt giảm mục tiêu giá 12 tháng của Apple từ 225 USD xuống 210 USD.

Ngoài ra, báo cáo của ADP cho biết khu vực tư nhân tại Mỹ đã tạo ra thêm 179,000 việc làm trong tháng 11, thấp hơn dự báo tăng 195,000 việc làm.

An Trần

Fili

CÁC TIN TRƯỚC

Tin xem nhiều nhất

Đăng ký nhận bản tin

Symptoma