Giá dầu WTI giảm 6.2% trong tuần lao dốc thứ 6 liên tiếp

17/11/2018 07:44

Các hợp đồng dầu thô tương lai giảm mạnh trong ngày thứ Sáu (16/11), sau khi tăng giá đầu phiên nhờ kỳ vọng Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các đồng minh sẽ đồng ý cắt giảm sản lượng vào tháng tới.

Giá dầu WTI giảm 6.2% trong tuần lao dốc thứ 6 liên tiếp

Tuần qua, giá dầu Brent giảm 5% và giá dầu WTI rớt 6.2% 

Các hợp đồng dầu thô tương lai giảm mạnh trong ngày thứ Sáu (16/11), sau khi tăng giá đầu phiên nhờ kỳ vọng Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các đồng minh sẽ đồng ý cắt giảm sản lượng vào tháng tới.

Giá dầu vẫn còn chịu áp lực từ nỗi lo về khả năng thị trường rơi vào tình trạng dư cung, trong đó các hợp đồng chuẩn đều ghi nhận 6 tuần giảm liên tiếp. Chính làn sóng bán tháo trên thị trường dầu “thổi bay” 20% giá của dầu Brent và khiến giá dầu WTI mất 25% so với đầu tháng 10/2018.

Khép lại phiên giao dịch ngày thứ Sáu (16/11), hợp đồng dầu WTI tương lai gần như đi ngang ở mức 56.56 USD/thùng, tích tắc chuyển sang giảm và rớt 1.5 USD so với mức cao nhất trong phiên. Hợp đồng này ghi nhận phiên giảm mạnh nhất trong hơn 3 năm vào ngày thứ Ba (13/11). Tính chung cả tuần qua, hợp đồng WTI tương lai rớt 6.2%.

Trong khi đó, hợp đồng dầu Brent tương lai cộng 14 xu lên 66.76 USD/thùng vào ngày thứ Sáu (16/11) sau khi tăng hơn 2% trước đó trong phiên. Hợp đồng này đã hồi phục trong 3 phiên trước đó sau khi chạm mức đáy 8 tháng vào ngày thứ Ba (13.11). Dù vậy, hợp đồng dầu Brent vẫn khép lại tuần qua với mức giảm gần 5%.

Các bộ trưởng từ OPEC sẽ gặp gỡ ở Vienna vào ngày 06/12 để bàn luận về chính sách sản lượng cho 6 tháng tới. Họ buộc phải quyết định về việc đối phó như thế nào với lượng dầu dư thừa ngày càng tăng trên thị trường thế giới.

Mỹ đã triển khai lệnh trừng phạt lên Iran trong tháng này, yêu cầu các quốc gia khác không mua dầu từ nước này. Trước tình cảnh đó, kim ngạch xuất khẩu dầu thô Iran đã giảm mạnh trong vài tháng gần đây.

But other oil producers have more than compensated for the lost Iranian oil and most analysts now see a significant supply surplus with inventories building, putting pressure on prices.

Thế nhưng, các nhà sản xuất dầu khác lại bơm nhiều dầu hơn để bù đắp cho lượng dầu Iran bị mất đi. Hầu hết các chuyên gia phân tích giờ nhận thấy tình trạng dư cung lớn khi dự trữ dầu ngày càng tăng, qua đó gây áp lực lên giá dầu.

OPEC được kỳ vọng sẽ bắt đầu giảm sản lượng sớm vì họ sợ tình trạng đổ đèo của giá dầu trong năm 2014 sẽ tái diễn. Điều này có thể giúp giá dầu phục hồi nhanh chóng, nhất là khi sản lượng tại Venezuela và Libya giảm thêm.

Harry Tchilinguirian, Trưởng Bộ phận Chiến lược thị trường hàng hóa toàn cầu tại BNP Paribas, cho biết: “Từ tháng 12/2018, kim ngạch xuất khẩu dầu của Iran có thể giảm ít nhất 1 triệu thùng/ngày”. Tchilinguirian nói thêm, ông sẽ không ngạc nhiên nếu giá dầu Brent phục hồi về ngưỡng 80 USD/thùng trong năm nay.

Trong khi đó, Morgan Stanley cảnh báo dù OPEC cắt giảm sản lượng thì có thể cũng không có hiệu ứng như mong muốn.

“Cả hai dầu chuẩn – Brent và WTI – đều là dầu thô ngọt nhẹ và phản ánh tình trạng dư cung hiện nay”, Morgan Stanley nhận định. “Các đợt cắt giảm sản lượng của OPEC thường được triển khai bằng cách giảm các thùng dầu tầm trung và nặng hơn ra khỏi thị trường, nhưng lại không giải quyết được tình trạng dư cung của dầu thô ngọt nhẹ”.

Ả-rập Xê-út – quốc gia có sức ảnh hưởng lớn nhất OPEC – muốn cắt giảm sản lượng bớt 1.4 triệu thùng/ngày, tức 1.5% nguồn cung toàn cầu, dựa trên thông tin từ Reuters.

Ngoài ra, Ả-rập Xê-út sẽ cảm thấy vui lòng khi Nga tham gia vào đợt cắt giảm sản lượng, nhưng phía Moscow vẫn chưa cam kết chung tay hành động.

Iraq tiếp tục xuất khẩu dầu từ các mỏ dầu ở phía Bắc Kirkuk, bơm 50,000-100,000 thùng/ngày, phát ngôn viên ngành dầu nói với Reuters, thấp hơn nhiều so với mức dự báo gần 300,000 thùng từ các chuyên viên phân tích.

Trong lúc OPEC đang cân nhắc giảm nguồn cung thì sản lượng dầu tại Mỹ lại đạt kỷ lục trong tuần trước ở mức 11.7 triệu thùng/ngày.

Sản lượng kỷ lục cũng đẩy dự trữ dầu thô tại Mỹ có tuần tăng mạnh nhất trong gần 2 năm.

Số lượng giàn khoan dầu đang hoạt động tại Mỹ tăng tuần thứ 5 trong 6 tuần qua, giữ số lượng giàn khoan ở mức cao nhất trong hơn 3 năm và sản lượng dầu từ khu vực đá phiên cũng đạt kỷ lục.

Số lượng giàn khoan dầu tăng thêm 2 giàn trong tuần kết thúc vào ngày 16/11, qua đó nâng tổng lượng giàn khoan lên 888 giàn, cao nhất kể từ tháng 3/2015, dữ liệu từ Baker Hughes cho thấy.

Vũ Hạo (Theo CNBC)

FiLi

CÁC TIN TRƯỚC

Tin xem nhiều nhất

Đăng ký nhận bản tin

Symptoma