Lợi suất trái phiếu Chính phủ Mỹ kỳ hạn 10 năm rớt ngưỡng 2% sau tuyên bố của Fed

20/06/2019 08:20

Trong ngày thứ Tư (19/06), lợi suất trái phiếu Chính phủ Mỹ kỳ hạn 10 năm rớt ngưỡng 2% lần đầu tiên kể từ tháng 11/2016 - phá vỡ một ngưỡng tâm lý quan trọng - sau khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đưa ra quan điểm có phần “bồ câu” hơn trong tuyên bố tháng 6/2019, và Chủ tịch Fed Jerome Powell cũng cho biết khả năng nới lỏng chính sách đã gia tăng.

Lợi suất trái phiếu Chính phủ Mỹ kỳ hạn 10 năm rớt ngưỡng 2% sau tuyên bố của Fed

Trong ngày thứ Tư (19/06), lợi suất trái phiếu Chính phủ Mỹ kỳ hạn 10 năm rớt ngưỡng 2% lần đầu tiên kể từ tháng 11/2016 - phá vỡ một ngưỡng tâm lý quan trọng - sau khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đưa ra quan điểm có phần “bồ câu” hơn trong tuyên bố tháng 6/2019, và Chủ tịch Fed Jerome Powell cũng cho biết khả năng nới lỏng chính sách đã gia tăng.

Mặc dù đồng lòng giữ nguyên lãi suất chuẩn trong đêm qua, nhưng các quan chức Fed vẫn tỏ ra bất đồng quan điểm về lãi suất trong năm 2019, đáng chú ý là có tới 8 thành viên ủng hộ hạ lãi suất trong năm nay. Tuy vậy, dựa trên biểu đồ “dot-plot”, Fed kỳ vọng hạ lãi suất sớm nhất vào năm 2020.

Ủy ban Thị trường Mở Liên bang Mỹ (FOMC) cũng bỏ từ “kiên nhẫn” ra khỏi tuyên bố, một dấu hiệu cho thấy Fed không loại bỏ ý tưởng hạ lãi suất trong năm 2019. Fed đã điều chỉnh tuyên bố để thừa nhận lạm phát đang dao động dưới mức mục tiêu 2%.

Vào lúc 20h28 ngày thứ Tư (19/06 – giờ ET), lợi suất trái phiếu Chính phủ Mỹ kỳ hạn 10 năm rớt mốc 2% xuống quanh 1.992% - thấp nhất kể từ tháng 11/2016. Lợi suất trái phiếu Chính phủ Mỹ kỳ hạn 2 năm giảm xuống 1.7168%, thấp nhất kể từ năm 2017. Trái phiếu Chính phủ Mỹ kỳ hạn 3 tháng giảm xuống 2.175% vào lúc 19h30 giờ ET.

Trao đổi với các phóng viên sau cuộc họp, ông Powell cho biết các nhà hoạch định chính sách lo ngại về dữ liệu kinh tế và nhận thấy khả năng nới lỏng chính sách đang gia tăng.

“Nhìn chung, những trao đổi về chính sách của chúng tôi tập trung vào một phản ứng hợp lý trong môi trường bất ổn hiện nay”, ông nói. “Nhiều thành viên tin rằng việc hạ lãi suất quỹ liên bang (Fed funds rate) sẽ là hợp lý trong kịch bản mà họ cho là khả dĩ nhất”.

Những số liệu kinh tế yếu hơn như báo cáo việc làm ảm đạm trong tháng 5/2019 - trong đó cho thấy nền kinh tế chỉ tạo thêm 75,000 việc làm - và chỉ số giá tiêu dùng (CPI) èo uột cho thấy Fed có thể phải trấn an thị trường bằng cách thể hiện sự sẵn lòng can thiệp nếu tăng trưởng GDP giảm tốc mạnh.

Giới trader đang phản ánh xác suất 80% Fed sẽ hạ lãi suất vào tháng 7/2019, và có xác suất 70% là Fed sẽ hạ một lần nữa vào tháng 9/2019, theo CME Group.

Tom Garretson, Chiến lược gia trái phiếu tại RBC, cho biết: “Đó là phần lớn những gì thị trường đang tìm kiếm: Tôi không nghĩ rằng họ đã đi quá xa. Việc thấy có 8 quan chức đang dự báo giảm lãi suất trong năm nay là khá bồ câu”.

“Điều này phần lớn là do câu chuyện lạm phát”, ông nói. “Nếu xem xét tới dự báo GDP trong năm 2020, chúng tăng từ 1.9% lên 2%... Ngay cả khi họ lo ngại về hàng rào thuế quan, họ cũng không thể hiện điều đó qua dự báo của mình”.

Fed đang chật vật với tình trạng lạm phát không đạt mục tiêu. Chỉ số lạm phát ưa thích của Fed là chi tiêu tiêu dùng cá nhân lõi (core PCE) tăng 1.6% trong năm kết thúc vào tháng 4/2019 sau khi tăng 1.5% trong tháng 3/2019.

Vũ Hạo (Theo CNBC)

FiLi

CÁC TIN TRƯỚC

Tin xem nhiều nhất

Đăng ký nhận bản tin

Symptoma