Mức biến động tăng mạnh, kỷ nguyên bình yên trên TTCK Mỹ đã chấm dứt?

13/10/2018 10:37

Bạn có thể cho cú đổ đèo của thị trường chứng khoán Mỹ trong tháng 2/2018 chỉ là một chuyện tình cờ. Và khi nó tái diễn trong tháng kế đó, mọi người bắt đầu tỏ ra lo ngại. Giờ thì thị trường chứng khoán Mỹ đã tụt dốc lần thứ ba trong năm 2018 và nhà đầu tư bắt đầu cảm thấy có điều gì đó đã thay đổi.

Mức biến động tăng mạnh, kỷ nguyên bình yên trên TTCK Mỹ đã chấm dứt?

Bạn có thể cho cú đổ đèo của thị trường chứng khoán Mỹ trong tháng 2/2018 chỉ là một chuyện tình cờ. Và khi nó tái diễn trong tháng kế đó, mọi người bắt đầu tỏ ra lo ngại. Giờ thì thị trường chứng khoán Mỹ đã tụt dốc lần thứ ba trong năm 2018 và nhà đầu tư bắt đầu cảm thấy có điều gì đó đã thay đổi.

“Bốc hơi” 3% có lẽ không thể biến thị trường trở thành thị trường con gấu, nhưng chắc chắn là một điều khác biệt so với quá khứ. Trong 6 năm vừa qua, thị trường chỉ có 3 đợt giảm mạnh đến thế. Làn sóng bán tháo dần trở nên quen thuộc hơn – mặc dù nó không có nghĩa là ai cũng cảm thấy dễ dàng hơn khi chịu đựng nó.

Donald Selkin, Trưởng Bộ phận Chiến lược thị trường tại Newbridge Securities ở New York, cho biết, sau đợt bán tháo hoảng loạn, số lượng khách hàng gọi điện nhiều gấp 4 lần và tỏ ra lo lắng không thôi. Khi phiên tồi tệ này nối tiếp phiên tồi tệ khác, thì lượng người đặt câu hỏi không chỉ giới hạn ở khách hàng mà còn có bạn bè và cả gia đình.

“Quá căng thẳng. Xem xét tới đợt bán tháo diễn ra vào chiều ngày hôm qua. Tôi đang nhìn chăm chú vào màn hình và nó kiểu như ‘thật không vậy?”, Selkin co biết. “Cú đổ đèo trong tháng 2/2018 thì còn có chất xúc tác. Nhưng lần này thì đây chỉ là sự chuyển biến về cấu trúc”.

Một quan điểm phổ biến trong giới chuyên gia là đà bán tháo trong tuần này giống như một bằng chứng cho thấy, kỷ nguyên mới về mức độ biến động đã tới và có khả năng kéo dài. Số ngày tồi tệ ngày càng chồng chất và khó mà phủ nhận một điều rằng 5 năm yên ắng nhất trên thị trường cổ phiếu đã chấm dứt.

Thị trường chứng khoán Mỹ tụt dốc liền 6 phiên trước khi phục hồi trở lại trong ngày thứ Sáu (12/10), chuỗi dài nhất kể từ trước khi ông Trump nhậm chức Tổng thống Mỹ. Diễn ra sau quý tăng trưởng mạnh nhất kể từ năm 2013, làn sóng bán tháo gần đây đã làm giảm tổng mức tăng trong năm 2018 của S&P 500 xuống còn 3.5%, và có khả năng biến 2018 trở thành năm tồi tệ nhất kể từ năm 2015.

Dù xem xét ở chiều hướng nào đi chăng nữa, mức độ biến động đang dần gia tăng. Đây là năm tài chính đầu tiên trong 7 năm có tới ba ngày chứng khoán giảm 3%. Chỉ số đo lường trạng thái biến động CBOE (VIX), thước đo tốt nhất về mức độ sợ hãi trên Phố Wall, đạt mức trung bình là 15.2 trong năm 2018, tăng 37% so với năm 2017.

Nhiều yếu tố đang làm chao đảo thị trường, từ các đợt nâng lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) và căng thẳng địa chính trị với Trung Quốc cho tới nỗi lo về đà giảm tốc của lợi nhuận doanh nghiệp – một yếu tố đã hỗ trợ thị trường chứng khoán trong nhiều năm qua. Vấn đề cấp bách nhất có lẽ là lãi suất ngày càng tăng: Lợi suất trái phiếu Chính phủ Mỹ kỳ hạn 10 năm có lúc tăng lên gần 3.26% trong tuần này, cao nhất trong 7 năm.

Nhà đầu tư đang xem xét lại kế hoạch của họ. Họ rút khỏi nhóm cổ phiếu công nghệ, trong đó chỉ số Nasdaq 100 tụt hơn 6% trong tháng 9/2018, đồng thời chuyển sang lĩnh vực tiện ích và hàng tiêu dùng. Quỹ ETF theo dõi các công ty khai thác vàng tăng 6% trong tuần này, leo dốc mạnh nhất kể từ đầu năm 2017.

Brian Frank, Chủ tịch tại Frank Capital Partners, và là người có cổ phiếu Barrick Gold Corp. nằm trong số cổ phiếu có tỷ trọng cao nhất, cho hay, sau làn sóng bán tháo là hàng loạt cuộc gọi điện thoại từ khách hàng đi kèm nhiều lời cám ơn.

“Tôi tập hợp nhóm chuyên viên phân tích của tôi và nói ‘tôi đã ‘chết’ từ quá lâu, nhưng giờ là lúc bác sĩ nhận thấy nhịp tim trở lại’”, Frank nói qua điện thoại. “Chắc chắn là có nhiều người gọi hơn trong tuần này. Nó giống như là ‘oh, chúng tôi giờ đã nhận ra tại sao bạn lại tuân theo chiến lược của mình trong thời gian quá lâu như vậy’”.

Ở quỹ đầu cơ mà ông vận hành, Frank dành phần lớn thời gian của tuần này để bán khống, khi đà giảm mạnh của các chỉ số chính đã đẩy thị trường chứng khoán rớt các ngưỡng hỗ trợ quan trọng.

Tại Neuberger Berman, họ không thích tổ chức hội thảo với các khách hàng tổ chức vì họ muốn để dành chúng cho các sự kiện lớn như cuộc bầu cử Tổng thống và Brexit. Trong năm nay, có quá nhiều sự kiện lớn. Công ty đã tổ chức hội thảo trong tháng 2/2018 và tổ chức một lần nữa khi thị trường mới nổi tụt dốc trong vài tháng sau đó. Trong ngày thứ Năm (11/10), các chiến lược gia, bao gồm cả Joseph Amato – Chủ tịch và Giám đốc đầu tư ở Neuberger Berman, nghĩ rằng đây là lúc để tổ chức cuộc hội thảo thứ ba.

“Khi bạn trải qua các giai đoạn như thế này, chẳng lạ gì khi bạn rơi vào tình thế nguy hiểm”, Amato cho biết. “Những diễn biến này quá nhanh và họ cảm thấy đợt bán tháo này quá hung tợn. Các chuyên gia quản lý danh mục rõ ràng đang chăm chú vào màn hình cả ngày dài”.

Tâm lý tại Charles Schwab khá bình yên – không hề có cuộc gọi điên rồ nào, cũng không có nhà đầu tư hoảng loạn. Liz Ann Sonders, Trưởng Bộ phận Chiến lược đầu tư, cho hay, mọi người dường như chưa đủ hoảng sợ.

“Nó giống như ‘mọi thứ rất tuyệt vời, chúng ta cần tiếp tục lạc quan, đó là những gì nhà đầu tư cần nghe”, Sonders cho biết. “Nó đem lại cảm giác khó chịu như trong tháng 1/2018 vậy”.

Vũ Hạo (Theo Bloomberg)

FiLi

 

CÁC TIN TRƯỚC

Tin xem nhiều nhất

Đăng ký nhận bản tin

Symptoma