Mỹ cân nhắc áp thuế lên những quốc gia phá giá tiền tệ

24/05/2019 08:56

Trong ngày thứ Năm (23/05), Bộ Thương mại Mỹ cho biết họ đang đề xuất quy tắc mới để áp thuế chống trợ cấp lên hàng hóa từ các quốc gia phá giá đồng tiền so với USD – một động thái khác có thể áp thuế quan cao hơn lên hàng hóa Trung Quốc.

Mỹ cân nhắc áp thuế lên những quốc gia phá giá tiền tệ

Trong ngày thứ Năm (23/05), Bộ Thương mại Mỹ cho biết họ đang đề xuất quy tắc mới để áp thuế chống trợ cấp lên hàng hóa từ các quốc gia phá giá đồng tiền so với USD – một động thái khác có thể áp thuế quan cao hơn lên hàng hóa Trung Quốc.

Theo quy tắc mới, hàng hóa từ Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, Đức và Thụy Sỹ có nguy cơ bị áp thuế cao hơn.

Những quốc gia này, cùng với Trung Quốc, đều nằm trong “danh sách giám sát” về tiền tệ của Bộ Tài chính Mỹ – theo dõi những trường hợp can thiệp vào thị trường tiền tệ, thặng dư tài khoản vãng lai cao và thặng dư thương mại song phương cao.

Bộ Thương mại Mỹ cho biết quy tắc mà họ đề xuất sẽ làm thay đổi quy trình áp thuế đối kháng thông thường để thêm vào một tiêu chuẩn mới cho việc phá giá tiền tệ. Các quan chức thuộc chính quyền Trump từ lâu đã xem đồng Nhân dân tệ của Trung Quốc bị định dưới giá so với USD, bất chấp cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung – một yếu tố mà các chuyên gia ngoại hối cho rằng gây tổn thương tới giá Nhân dân tệ.

“Thay đổi này sẽ truyền tải thông điệp cảnh báo tới các nhà xuất khẩu nước ngoài rằng Bộ Thương mại Mỹ có thể đối phó với các khoản trợ cấp tiền tệ mà gây thiệt hại tới các ngành công nghiệp của Mỹ”, Bộ trưởng Thương mại Mỹ Wilbur Ross cho biết trong một tuyên bố. “Các quốc gia nước ngoài sẽ không còn khả năng sử dụng chính sách tiền tệ để gây bất lợi cho người lao động và doanh nghiệp Mỹ nữa”.

Ông Ross cho biết đây là một động thái hướng tới việc thực hiện lời hứa trong chiến dịch tranh cử của Tổng thống Mỹ Donald Trump: Giải quyết những hành vi tiền tệ không công bằng.

Bộ Thương mại Mỹ không đề cập cụ thể tới tiêu chí mà họ sẽ sử dụng để đánh giá xem giá hàng hóa có thấp một cách giả tạo vì phá giá tiền tệ hay không.

Vũ Hạo (Theo CNBC)

FiLi

CÁC TIN TRƯỚC

Tin xem nhiều nhất

Đăng ký nhận bản tin

Symptoma