Nhịp đập Thị trường 10/10: Tiếp tục điều chỉnh

10/10/2018 14:05

Thị trường vẫn chưa có dấu hiệu hồi phục khi lực bán tại ngưỡng 1,000 điểm là rất lớn. Sắc đỏ vẫn đang chiếm ưu thế khi dòng tiền vẫn đang tập trung vào một số mã cổ phiếu trụ.

Nhịp đập Thị trường 10/10: Tiếp tục điều chỉnh

Thị trường vẫn chưa có dấu hiệu hồi phục khi lực bán tại ngưỡng 1,000 điểm là rất lớn. Sắc đỏ vẫn đang chiếm ưu thế khi dòng tiền vẫn đang tập trung vào một số mã cổ phiếu trụ.

Kết phiên, VN-Index đóng cửa giảm 0.22% dừng tại mức 993.96 điểm; HNX-Index giảm 0.47% đóng cửa tại 113.76 điểm. Khối lượng khớp lệnh sàn HOSE hôm nay có sự suy yếu khi chỉ đạt 171.846 triệu cổ phiêu với giá trị gần 3,765 tỷ đồng.

Độ rộng thị trường phiên hôm nay thu hẹp và thanh khoản sụt giảm nghiêm trọng thể hiện sự suy yếu trong sức mua. Thị trường nghiêng về bên bán với 265 mã giảm và 180 mã tăng.

Ở nhóm bluechip đáng chú ý nhất là SAB phiên hôm nay đã tăng điểm mạnh cùng với GAS. Đây là hai trụ lớn nhất giúp cho chỉ số VN-Index chỉ giảm nhẹ.

Thị trường điều chỉnh củng một phần do áp lực bán ở nhóm ngân hàng; các mã BID, CTG, VPB… đều giảm mạnh. Nhóm thực phẩm-đồ uống cũng đóng góp vào đà giảm của chỉ số với hai ông lớn VNM, SAB vẫn chưa cho tín hiệu hồi phục.

Phiên ATC có một điểm đáng chú ý đó là cổ phiếu TCM xuất hiện một đợt thoát hàng cực mạnh khiến cổ phiếu giảm sàn và đặt trong tình trạng “trắng bên mua”.

Đồ thị giá cổ phiếu TCM trong 1 năm qua

Khối ngoại tiếp tục bán ròng trên cả hai sàn với giá trị lên tới 380 tỷ đồng. Tập trung ở các cổ phiếu HPG, VIC, PVS, ACB

14h: “Tụt huyết áp” đột ngột

Mở cửa phiên chiều áp lực mua bán diễn ra khá cân bằng khiến chỉ số VN-Index hầu như không biến động lớn duy trì dưới mốc tham chiếu. Tuy nhiên, càng về gần 14h áp lực bán gia tăng khiến VN-Index điều chỉnh giảm điểm.

Độ rộng thị trường tiếp tục nghiêng mạnh về bên bán với 151 mã tăng và 262 mã giảm.

Mặc dù thị trường châu Á đã có những dấu hiệu khởi sắc nhưng thị trường Việt Nam vẫn chưa thể thoát khỏi xu hướng điều chỉnh.

Áp lực bán tập trung ở nhóm khai khoáng mặc dù GAS vẫn đang duy trì đà tăng tốt nhưng sức ép chốt lời ở các cổ phiếu PVS, PVD… đang khiến cho ngành này giảm đến 1.78% là ngành giảm mạnh nhất thị trường.

 

Đồ thị biến động giá cổ phiếu PVD trong 1 năm trở lại

Ở nhóm Large Cap ngoài bộ đôi ngành thực phẩm đồ uống VNM, MSN vẫn tiếp tục chưa cho thấy sự khởi sắc thì ở nhóm ngân hàng, tài chính BID củng đang thể hiện sự đuối sức sau các phiên tăng gần đây.

Ở chiều hướng tăng các cổ phiếu GAS, VHM, VJC  vẫn đang cho thấy sức mạnh của mình khi đang là các trụ chính giúp cho VN-Index tránh giảm sâu.

Phiên sáng: Giằng co quanh mốc tham chiếu

Thị trường diễn biến khá giằng co giữa bên mua và bên bán. Đóng cửa phiên sáng các cổ phiếu Large Cap dù phần lớn vẫn giữ được sắc xanh nhưng củng không giúp thị trường tránh khỏi giảm điểm.

Kết phiên sáng, VN-Index đạt mức 995.91 điểm, giảm 0.03%; HNX-Index dừng tại mức 114.18 điểm, tương đương mức giảm 0.1%.

Giá trị khớp lệnh hai sàn đạt 1,891 tỷ đồng đây là mức trung bình so với phiên gần đây. Bên bán đang chiếm ưu thế với 162 mã tăng và 214 mã giảm.

Các cổ phiếu Bluechip như GAS, HPB, VIC, VHM… vẫn đang là trụ chính của VN-Index. Ở chiều ngược lại nhóm thực phẩm hàng hóa đặc biệt là hai Large Cap MSN, VNM sự suy yếu vẫn đang tiếp diễn. Khi nhà đầu tư trong nước có sự cộng hưởng với hoạt động bán ròng của khối ngoại. Đây là phiên giảm thứ 4 liên tiếp của 2 cổ phiếu này.

Ở nhóm hàng không các cổ phiếu đang biến động trái chiều khi VJC đang có dấu hiệu hồi phục tốt trong khi HVN vẫn đang chìm sâu trong sắc đỏ.

Khối ngoại bán ròng 130 tỷ trên sàn HOSE và bán ròng 25 tỷ trên sàn HNX. Lực bán tập trung ở các mã HPG, VIC… trên sàn HOSE. ACB và PVS đang là 2 cổ phiếu bị khối ngoại bán ròng nhiều nhất trên sàn HNX.

10h30: Gặp khó quanh ngưỡng 1,000 điểm

Dòng tiền được giải ngân tích cực kể từ khi thị trường mở cửa nhưng tâm lý chốt lời vẫn còn hiện hữu tại mốc tâm lý 1,000 điểm. Sau khi không thể chinh phục thành công ngưỡng này VN-Index đã quay đầu giảm điểm về thấp hơn giá tham chiếu.

Độ rộng toàn thị trường đã nghiêng nhẹ về bên bán với 163 mã tăng điểm và 171 mã giảm điểm.

Sau khi không thể chinh phục thành công ngưỡng 1,000 VN-Index chịu áp lực chốt lời gia tăng đặc biệt là ở nhóm ngân hàng, tài chính, bảo hiểm khi các nhóm này đang là nhóm giảm mạnh nhất thị trường.

Ngành công nghệ thông tin đang nằm trong nhóm các ngành tăng mạnh nhất. Đây là một tín hiệu phục hồi đáng chú ý của ngành này khi ngành này luôn nằm trong nhóm ngành giảm mạnh nhất thị trường trong các tuần vừa qua.

Các nhóm ngành thủy sản, nông-lâm- ngư nghiệp và bất động sản khu công nghiệp vẫn đang hưởng lợi từ cuộc chiến tranh thương mại của Mỹ và Trung Quốc khi vẫn giữ được đà tăng trưởng trong phiên sáng nay.

Ngành mía đường với SBT, QNS, LSS… cũng đang có những tín hiệu tăng trưởng tích cực khi giá đường thế giới đang hồi phục mạnh từ đáy trong các phiên gần đây. Đặc biệt là QNS khi trong 2 phiên gần đây nhất cổ phiếu này đã tăng vượt lên rất mạnh.

9h30: Thị trường ổn định trở lại

Thị trường mở cửa với tâm lý tích cực của các nhà đầu tư khi các tin tức xấu trên thị trường chứng khoán thế giới đã phản ánh trong các phiên vừa qua. Áp lực bán tại nhóm Bluechip đã giảm và lực mua đang thắng thế.

Độ rộng thị trường nghiêng nhẹ về bên mua vào đầu phiên khi có 176 mã tăng và 147 mã giảm.

VanEck Vectors Vietnam ETF (VNM ETF) giảm và FTSE Vietnam UCITS ETF (XFVT) đều biến động tăng trong phiên giao dịch tối qua. VNM ETF và XFVT đang discount nên dự kiến sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến thị trường chung trong ngắn hạn.  

Bộ ba cổ phiếu họ Vingroup đang là trụ đỡ chính của thị trường khi đóng góp đến hơn 1 điểm vào chỉ số VN-Index. Ngoài ra, các cổ phiếu dầu khí vẫn đang duy trì đà hồi phục sau các phiên giảm điểm.

Nhóm ngành ngân hàng biến động trái chiều khi TCB, VCB, VPB biến động tăng trong khi MBB, STB giảm điểm.

Hoàng Nguyên

FILI

CÁC TIN TRƯỚC

Tin xem nhiều nhất

Đăng ký nhận bản tin

Symptoma