SCMP: Phải chăng các nhà đàm phán Trung Quốc đưa ra lời hứa mà họ không thể thực hiện?

25/06/2019 21:54

Các quan chức Trung Quốc đang đàm phán thỏa thuận thương mại với Mỹ nhiều khả năng đã đưa ra những điều khoản nhượng bộ vượt quá quyền hạn của họ, Đại diện Thương mại Mỹ (USTR) Robert Lighthizer cho biết vào ngày 19/06, trả lời cho câu hỏi tại sao các cuộc đàm phán vào tháng trước bị chững lại.

SCMP: Phải chăng các nhà đàm phán Trung Quốc đưa ra lời hứa mà họ không thể thực hiện?

Các quan chức Trung Quốc đang đàm phán thỏa thuận thương mại với Mỹ nhiều khả năng đã đưa ra những điều khoản nhượng bộ vượt quá quyền hạn của họ, Đại diện Thương mại Mỹ (USTR) Robert Lighthizer cho biết vào ngày 19/06, trả lời cho câu hỏi tại sao các cuộc đàm phán vào tháng trước bị chững lại.

Đại diện Thương mại Mỹ (USTR) Robert Lighthizer

Tại một cuộc họp với một ủy ban Quốc hội ở Washington, khi được hỏi về lý do tại sao phái đoàn Trung Quốc lại bỏ đi khỏi các cuộc đàm phán cuối cùng, ông Lighthizer trả lời: “Theo tôi suy đoán thì có lẽ một vài thế lực ở Trung Quốc đã quyết định rằng họ đã đi quá xa trong các buổi đàm phán, vượt khỏi quyền hạn của họ”.

* Ông Trump: Mỹ chỉ đồng ý với các điều khoản đã nhất trí trước đó 

Mặc dù ông Lighthizer không nói rõ những thế lực đó là ai hay những điều khoản nào bị xem là không thể chấp nhận được, nhưng ông nói rằng ông có “niềm tin tưởng và hoàn toàn thành thật” với những người đàm phán cùng ông.

“Tôi hy vọng rằng chúng tôi có thể đưa mọi việc trở lại quỹ đạo”, ông trả lời với Ủy ban Tài chính và Thuế vụ của Hạ viện Mỹ.

Ông Lighthier cho biết ông đã lên kế hoạch để nói chuyện với người đồng cấp bên Trung Quốc với mục đích thảo luận về các vấn đề thương mại trước khi cuộc họp dự kiến giữa Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Mỹ Donald Trump diễn ra bên lề Hội nghị thượng đỉnh G20 ở Nhật Bản vào tuần kế đó.

“Theo sắp xếp từ trước, ngày mai tôi sẽ có cuộc họp qua điện thoại với phái đoàn Trung Quốc, và sau đó tôi mong rằng tôi sẽ gặp ông ấy cùng với Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steven Mnuchin ở Osaka trước khi lãnh đạo hai nước gặp nhau”, ông Lighthizer nói.

Mặc dù ông Lighthizer không xác nhận cuộc họp mặt tại Nhật Bản có được xem là cuộc họp nối lại các cuộc đàm phán thương mại hay không, nhưng ông cho biết rằng: “Chúng tôi đang đàm phán, chúng tôi sắp gặp mặt rồi và như các anh biết đấy, chúng tôi đều quan tâm đến những vấn đề mà các anh cũng như những thành viên khác đều quan tâm”.

“Và đó là nếu như chúng tôi có thể tái giải quyết những vấn đề đó theo cách có thể giúp củng cố mối quan hệ của hai bên, bảo toàn những lợi thế cạnh tranh của nước Mỹ, chúng tôi có nghĩa vụ phải làm được điều đó và hy vọng rằng chúng tôi có thể làm được điều đó”, ông Lighthizer nói.

Và khi được hỏi khi nào thì các cuộc đàm phán có thể tái khởi động, ông trả lời: “Vào thời điểm này thì tôi không thể nói gì được”.

Vào ngày thứ Ba (18/06), ông Tập đã xác nhận sẽ gặp mặt ông Trump bên lề Hội nghị thượng đỉnh thường niên của G20 và các nền kinh tế mới nổi vào ngày 28-29/06. Cuộc gặp Trump-Tập này là bước tiến tích cực đầu tiên kể từ khi các cuộc đàm phán giữa Mỹ và Trung Quốc đổ vỡ vào đầu tháng 5/2019.

Phát ngôn viên của Bộ trưởng Thương mại Trung Quốc, Gao Feng phát biểu vào ngày thứ Năm (20/06) rằng các trưởng ban đàm phán của cả hai bên sẽ trao đổi theo chỉ đạo của các nhà lãnh đạo.

“Lập trường của Trung Quốc về các cuộc đàm phán thương mại với Mỹ đã được nêu ra rõ ràng và mạch lạc. Các vấn đề cốt lõi mà Trung Quốc quan tâm phải được giải quyết đúng cách”, ông Gao nói.

Shen Dingli, Giảng viên nghiên cứu về quốc tế tại Đại học Fudan ở Thượng Hải, cho biết ông dự kiến cuộc họp của hai nhà lãnh đạo sẽ là tiền đề cho việc nối lại các cuộc đàm phán thương mại chính thức.

“Cuộc họp mặt giữa ông Lưu Hạc, trưởng phái đoàn đàm phán của Trung Quốc và ông Lighthizer là để ‘dọn đường’ cho hai nhà lãnh đạo, chứ không phải để quyết định hai ông Tập-Trump sẽ nói về những vấn đề gì”, ông Shen nói.

Mỹ đã nhiều lần buộc tội Trung Quốc không thực hiện những cam kết đã đưa ra trong suốt các cuộc đàm phán, mặc dù phía Bắc Kinh cho rằng  Mỹ cũng phải chịu trách nhiệm bằng với Trung Quốc trong việc không đạt được thỏa thuận.

Một bình luận được công bố trên tài khoản Taoran Notes vào tối ngày thứ Tư (19/06), phương tiện truyền thông mà Bắc Kinh dùng để thông báo những thông tin về các cuộc đàm phán, ám chỉ rằng các nhà lãnh đạo Trung Quốc nên giữ vững lập trường của mình.

“Nếu như Mỹ khởi xướng đàm phán, thì tốt hơn hết họ nên thể hiện sự chân thành. Nếu như họ vẫn cứ giữ nguyên thái độ như trước đây, thì Trung Quốc cũng sẽ không thay đổi phản ứng của mình”, dựa theo bài báo. Thêm vào đó, một vài quan chức Mỹ đã tiếp tục đưa ra những bình luận có hơi hướng “diều hâu” về Trung Quốc trong vài tuần gần đây.

“Kết quả phụ thuộc vào việc liệu có người nào đó ở Mỹ có khả năng giải quyết những vấn đề này bằng cách đối xử bình đẳng với chúng tôi và giải quyết các mối lo ngại hợp lý của mỗi bên”.

Vào ngày 02/06, Trung Quốc xuất bản một tài liệu với nội dung nói về các cuộc đàm phán, trong đó viết rằng việc tôn trọng “các vấn đề chủ quyền” là điều kiện tiên quyết để nối lại đàm phán và nếu như có bất kỳ thỏa thuận nào được ký kết thì trước tiên Mỹ phải dỡ bỏ mọi thuế quan đang áp lên Trung Quốc.

Phía Washington lại nói rằng họ muốn hướng đến giải pháp áp thêm thuế quan lên các sản phẩm Trung Quốc nếu như họ không hài lòng với các tiến triển về thỏa thuận thương mại, thêm vào đó phía Bắc Kinh không được áp thuế quan với mục đích trả đũa.

Vũ Hạo (Theo SCMP)

FiLi

CÁC TIN TRƯỚC

Tin xem nhiều nhất

Đăng ký nhận bản tin

Symptoma