Tâm thư của Chủ tịch KSA hé lộ nhóm đối tượng "đục nước béo cò"?

12/09/2018 11:57

Ngày 07/09, bà Phạm Thị Hinh - Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc CTCP Công nghiệp Khoáng sản Bình Thuận (KSA) đã lên tiếng rất gay gắt về những tin đồn ngay trước thời điểm bà từ nhiệm.

Tâm thư của Chủ tịch KSA hé lộ nhóm đối tượng "đục nước béo cò"?

Ngày 07/09, bà Phạm Thị Hinh - Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc CTCP Công nghiệp Khoáng sản Bình Thuận (KSA) đã lên tiếng rất gay gắt về những tin đồn ngay trước thời điểm bà từ nhiệm.

* KSA: "Lo chèo chống với những cơn bão thông tin thất thiệt thì không biết xoay sở thế nào"

* Sau vi phạm công bố thông tin, KSA tiếp tục bị phạt và truy thu thuế hơn nửa tỷ đồng

Chủ tịch tố giác nhóm đối tượng "đục nước béo cò"

Theo đó, bà Hinh kêu gọi toàn thể cổ đông hết sức bình tĩnh, tỉnh táo trước những thông tin thất thiệt về Công ty và thái độ quá khích của một số đối tượng. Bà Hinh cho rằng, nhóm đối tượng này đã thuyết phục các cổ đông ủy quyền cho họ với chiêu bài để họ bảo vệ quyền lợi cho các cổ đông, tham gia tư vấn cho Công ty để họ được tham gia dự họp ĐHĐCĐ thường niên 2018 (sau 2 lần bất thành).

Theo bà Hinh, mục đích của nhóm này là chia rẽ nội bộ Công ty, gây mất đoàn kết, mất phương hướng, niềm tin của các nhà đầu tư để rồi họ "đục nước béo cò" liên kết với một số cá nhân và công ty chứng khoán thu gom cổ phiếu với giá rẻ nhằm chiếm quyền, thâu tóm Công ty như họ đã từng làm với chính cổ phiếu KSA trước đây và một số công ty khác. 

Cũng theo bà Hinh, gần đây có một số phần tử trong đó trực tiếp đứng đầu là ông Nguyễn Đức Công (nắm giữ 300 cp KSA) đã câu kết với người của công ty chứng khoán lấy danh sách cổ đông, địa chỉ email, địa chỉ cư trú của các cổ đông trong Công ty. Họ tìm cách liên lạc với các cổ đông đưa các thông tin thất thiệt về hoạt động của Công ty, thậm chí là vu khống đối với một số cá nhân trong ban lãnh đạo và HĐQT, thậm chí còn vu khống bà Phạm Thị Hinh có tham gia trong HĐQT CTCP Khoáng sản Miền Trung (MTM)... Chính những việc này đã đẩy cổ phiếu của Công ty xuống sàn liên tục trong 12 phiên giao dịch trong năm 2016.

Thậm chí một số phần tử đưa thông tin thất thiệt như việc KSA không được cấp giấy phép đầu tư mà sau đó các cơ quan chức năng tỉnh Bình Thuận phải vào cuộc điều tra và Sở Kế hoạch Đầu tư Bình Thuận phải công bố thông tin đính chính. Việc này, Công ty đã có văn bản chính thức đề nghị các cơ quan chức năng điều tra làm rõ mục đích động cơ của các đối tượng này.

* Nhà đầu tư có “trắng tay” với KSA và KHB?

* KSK-KHB-KHL: Câu chuyện “phát - rút” và sự xuất hiện đại gia bí ẩn

Một nhóm cổ đông phủ quyết hầu hết các tờ trình

Thực hư vấn đề bà Hinh nêu hiện chưa được kiểm chứng. Tuy nhiên, trong ĐHĐCĐ thường niên diễn ra sau đó 3 ngày cũng phần nào thấy được có sự bất nhất trong quan điểm của các cổ đông với các vấn đề của Công ty.

Theo đó, hầu hết các tờ trình đưa ra đều có từ hơn 9% đến 20% cổ phần có quyền biểu quyết không thông qua, nhưng do tỷ lệ thông qua áp đảo quá bán nên cuối cùng các tờ trình vẫn được thông qua.

Đại hội của KSA cũng gặp phải không ít chất vấn từ cổ đông như trách nhiệm của ban lãnh đạo và HĐQT khi không nắm cổ phần, chất lượng công bố thông tin; nợ phải thu trong báo cáo tài chính là 820 tỷ đồng, trong đó có 103 tỷ đồng tiền tạm ứng của cán bộ nhân viên...

Thay mặt chủ tọa, ông Phạm Xuân Ái cho biết, Ban lãnh đạo vẫn đang cố gắng đưa Công ty ổn định trở lại và ban lãnh đạo cũng có thời gian đăng ký mua cổ phiếu nhưng giao dịch không thành công. Ông Ái thừa nhận, Công ty còn gặp nhiều khó khăn trong việc chế biến và sản xuất Titan vì nhiều ảnh hưởng. Công ty có định hướng sẽ làm 3,000 tấn, nhà máy dự kiến làm 3 lò 75000 KBA nhưng sau khi thăm dò và nghiên cứu tình hình thị trường trong nước cũng như thế giới, Công ty quyết định chuyển sang chỉ tinh tuyển và lùi chậm lại việc chế tạo titan.   

Về vấn đề kiểm toán, Công ty có ký hợp đồng kiểm toán với Công ty Nhân Tâm Việt. Tuy nhiên, đơn vị kiểm toán không thống nhất được thời gian. Vì thế Công ty đang làm việc với đơn vị kiểm toán khác để đưa ra báo cáo tài chính kiểm toán trong quý 3 này.

Ông Ái cũng cho biết, Công ty chưa bao giờ từ bỏ việc khai thác và chế biến sâu Titan nhưng trước mắt Công ty đưa ra phương án sẽ nhập nguyên liệu từ nước ngoài và trong năm đầu Công ty dự kiến sẽ nhập 5 dây chuyền thiết bị chế biến, tinh luyện quặng kim loại. Bã thải sau việc chế biến sẽ được làm thành sản phẩm khác. 

Còn đối với sự vắng mặt của Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Phạm Thị Hinh là do bà Hinh đi công tác. Sau Đại hội, bà Hinh xin rút ra khỏi HĐQT nhưng thực tế bà Hinh vẫn sẽ là cổ đông lớn của Công ty.

Về khoản tạm ứng, Công ty đã quyết định thành lập ban giải phóng và bồi thường để mua 79% cổ phần công ty mỏ vì vậy chi phí rất lớn. Công ty đã có chứng từ chuyển tiền cho bên đối tác để mua số cổ phần này trong Ninh Thuận.

Ngoài ra, Đại hội cũng bầu bổ sung ông Nguyễn Ngọc Hoàng và ông Phạm Xuân Ái vào HĐQT và lần lượt giữ chức Tổng giám đốc và Chủ tịch thay thế bà Hinh. KSA cũng sẽ thoái vốn tại Công ty TNHH MTV Công nghiệp Khoáng sản Bình Thuận BTC, Công ty TNHH MTV Chế biến Zircon Bình Thuận và Công ty TNHH Năng lượng Xanh KSA.

Trong năm 2017, KSA thực hiện được 316 tỷ đồng doanh thu thuần, đạt 21% kế hoạch và lợi nhuận sau thuế 11.9 tỷ đồng, bằng 60% kế hoạch đề ra.

Về kế hoạch 2018, KSA thông qua chỉ tiêu doanh thu thuần 100 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế 3 tỷ đồng.

Trước đó, Sở GDCK TPHCM đã quyết định hủy niêm yết cổ phiếu KSA từ ngày 02/08/2018 do vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ công bố thông tin. 

* CV_KSA_thu_ngo.pdf

* KSA_CBTT_NghiQuyet.pdf

Thái Hương

Fili

CÁC TIN TRƯỚC

Tin xem nhiều nhất

Đăng ký nhận bản tin

Symptoma