Thị trường mới nổi: Sóng gió vẫn còn trong năm 2019?

31/12/2018 12:39

Nếu đã mất tiền vì đầu tư vào trái phiếu và đồng tiền tại các thị trường châu Á mới nổi trong năm 2018 thì hãy nhớ là: 6 tháng đầu năm 2019 có thể cũng như thế.

Thị trường mới nổi: Sóng gió vẫn còn trong năm 2019?

Nếu đã mất tiền vì đầu tư vào trái phiếu và đồng tiền tại các thị trường châu Á mới nổi trong năm 2018 thì hãy nhớ là: 6 tháng đầu năm 2019 có thể cũng như thế.

Vốn đã “chịu trận” trong năm 2018, các tài sản rủi ro có thể vẫn còn phải phó mặc số phận cho cuộc xung đột thương mại Mỹ-Trung, một Brexit hỗn loạn và đà tăng lãi suất tại Mỹ trong năm 2019. Gần như tất cả đồng tiền tại các thị trường châu Á mới nổi được cho là sẽ suy yếu cho tới cuối tháng 6/2018, trong khi lợi suất trái phiếu được dự báo gia tăng tại những quốc gia như Indonesia, Ấn Độ và Thái Lan, dựa trên ước tính từ Bloomberg.

“Các quốc gia châu Á mới nổi là khu vực mà chúng tôi cho là vẫn chịu áp lực và khiến lợi suất trái phiếu leo dốc và đường cong lợi suất sẽ dốc hơn, dựa trên góc nhìn của chúng tôi về đường cong lợi lợi suất trái phiếu Chính phủ Mỹ”, Roland Mieth, Chuyên gia quản lý danh mục thị trường mới nổi tại Pacific Investment Management ở Singapore, cho hay. “Triển vọng chung của trái phiếu Chính phủ châu Á mới nổi vẫn còn đáng ngại”.

Các báo cáo trong tuần này về chỉ số PMI sản xuất công nghiệp Trung Quốc, xuất khẩu Hàn Quốc và GDP của Singapore có thể đưa ra thêm bằng chứng cho thấy nền kinh tế châu Á mới nổi đang bị mất đà.

Chỉ số JPMorgan Asia Dollar của Bloomberg đã lao dốc gần 5% trong năm nay, chuẩn bị ghi nhận năm giảm nhất kể từ năm 2015. Chỉ số theo dõi trái phiếu Chính phủ ở các quốc gia châu Á mới nổi của Bloomberg sắp ghi nhận năm giảm đầu tiên trong 3 năm vừa qua.

Trong khi Mỹ và Trung Quốc dự kiến gặp gỡ để đàm phán thương mại vào tuần thứ 2 của tháng 1/2018, thì Citigroup Inc. cho biết ngay cả khi xung đột thương mại được giải quyết thì cũng không thể lập tức khôi phục lại những thiệt hại. Nền kinh tế lớn nhất châu Á, Trung Quốc, đã và đang cảm nhận thấy nỗi đau: Doanh số bán lẻ đang hạ nhiệt và lợi nhuận công nghiệp suy giảm, buộc các nhà hoạch định chính sách phải cam kết đưa ra thêm biện pháp kích thích.

Tín hiệu tích cực

Thật ra vẫn còn một vài lý do để hy vọng về các tài sản ở thị trường châu Á mới nổi: Giá dầu đã rớt 40% so với mức đỉnh tháng 10/2018 – vốn là điều đáng mừng với những quốc gia nhập khẩu “vàng đen”. Các ngân hàng trung ương vẫn còn cảnh giác, trong khi nhiều chuyên viên phân tích, bao gồm những chuyên gia tại Goldman Sachs Group Inc. và UBS Group AG, cho rằng đồng USD vẫn đang gần với mức đỉnh.

Trong khi đó, các vị thế đặt cược vào đà tăng của đồng USD đang ở gần mức cao nhất trong gần 2 năm và đối với một số trader, điều này cho thấy đồng USD sắp giảm.

“Chúng tôi nhận thấy ít yếu tố tiêu cực hơn đối với thị trường châu Á từ đồng USD khi gần bước sang năm mới, nhưng đà giảm tốc của nền kinh tế toàn cầu và xung đột thương mại sẽ góp phần tạo nên một môi trường vĩ mô đầy thách thức”, Stuart Ritson, Chuyên gia quản lý danh mục tại trái phiếu thị trường mới nổi tại Aviva Investors ở Singapore, cho hay.

“Yếu tố quan trọng trong năm 2019 là mức độ giảm tốc ở Trung Quốc và khả năng giữ đồng Nhân dân tệ ổn định của các cơ quan chức trách cũng như xung đột thương mại với Mỹ”, ông cho hay.

Toàn bộ thị trường mới nổi có thể sẽ cảm thấy dễ thở hơn trong năm 2019, theo kết quả từ cuộc thăm dò 30 nhà đầu tư, trader và chiến lược gia của Bloomberg. Chứng khoán, đồng tiền và trái phiếu tại nền kinh tế đang phát triển đã tìm thấy đáy và có lẽ sẽ tăng trưởng vượt trội hơn các quốc gia ohast triển trong năm tới.

Vũ Hạo (Theo Bloomberg)

FiLi

CÁC TIN TRƯỚC

Tin xem nhiều nhất

Đăng ký nhận bản tin

Symptoma