Vì sao Trung Quốc trì hoãn xác nhận về cuộc gặp Trump-Tập ở hội nghị G20?

19/06/2019 13:41

Bất chấp những nhận định công khai từ ông Trump về hội nghị G20, Bắc Kinh vẫn không đưa ra dấu hiệu nào cho thấy ông Tập định tới tham dự G20, cho tới khi Tổng thống Mỹ điện đàm với Chủ tịch Trung Quốc.

Vì sao Trung Quốc trì hoãn xác nhận về cuộc gặp Trump-Tập ở hội nghị G20?

Bất chấp những nhận định công khai từ ông Trump về hội nghị G20, Bắc Kinh vẫn không đưa ra dấu hiệu nào cho thấy ông Tập định tới tham dự G20, cho tới khi Tổng thống Mỹ điện đàm với Chủ tịch Trung Quốc.

“Ngôn ngữ của Trung Quốc dường như hướng tới việc khéo léo biến Mỹ thành bên yếu thế hơn, nhờ cậy Trung Quốc để cố gắng ngăn chặn căng thẳng, và Trung Quốc đã ân cần nhận thông điệp này”, Claire Reade, từng là trợ lý Đại diện Thương mại Mỹ về các vấn đề Trung Quốc, cho hay.

Đây là một chiến thuật kinh điển của Trung Quốc khi trì hoãn xác nhận về các cuộc họp, bà Reade cho hay.

Việc trì hoãn xác nhận có thể khiến bên yêu cầu gặp gỡ trông có có vẻ như “họ đã giành được chiến thắng chỉ bằng cách có được cuộc họp”, bà nói. “Và lượng công sức bỏ ra để có được một cuộc họp này báo trước những khó khăn trong việc giải quyết vấn đề thực tế”.

* Ông Trump: “Tôi và ông Tập vừa trao đổi, sẽ có cuộc họp kéo dài tại hội nghị G20”

* Trung Quốc xác nhận về cuộc điện đàm giữa ông Trump và ông Tập

Việc Bắc Kinh gọi gây là cuộc điện đàm khá trung lập cho thấy các nỗ lực để bảo vệ ông Tập không bị xem là "quá háo hức tiến tới thỏa thuận đình chiến thương mại”, Claire Reade, từng là trợ lý Đại diện Thương mại Mỹ về các vấn đề Trung Quốc, cho hay.

Trước đó, một nguồn tin nói với South China Morning Post (SCMP) rằng ông Trump và ông Tập có thể gặp đàm phán trực tiếp qua buổi ăn tối.

“Cuộc gặp này phần lớn sẽ giống với hội nghị thượng đỉnh ở Argentina vào tháng 12/2018”, nguồn tin thân cận cho hay.

Lời xác nhận về cuộc gặp Trump-Tập được đưa ra khi Đại diện Thương mại Mỹ (USTR) phải điều trần trước các nhà làm luật để bảo vệ các chính sách thương mại của ông Trump, bao gồm cả lời đe dọa áp thêm thuế lên 300 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc chưa bị áp thuế trong những vòng trước.

Đại diện Thương mại Mỹ Robert Lighthizer nói với các thượng nghị sĩ thuộc Ủy ban Tài chính Thượng viện rằng, việc áp hàng rào thuế quan có thể chưa đủ để buộc Trung Quốc thay đổi các hành vi thương mại, nhưng chẳng còn sự lựa chọn nào khác.

“Tôi biết một phương án, nhưng phương án đó sẽ chẳng có hiệu quả. Đó là trao đổi với họ”, ông Lighthizer nói.

Cũng trong ngày thứ Ba (18/06), các cuộc điều trần công khai về hàng rào thuế quan đã bước sang ngày thứ hai ở Washington.

Trong phiên điều trần, Hiệp hội Nhà lãnh đạo Ngành Bán lẻ (RILA) tranh luận rằng vòng áp thuế thứ 4 sắp tới “sẽ gây thiệt hại lớn hơn tới lợi ích kinh tế của Mỹ. Ba vòng áp thuế trước đó đã chứng minh điều này”.

Trước đó, ông Trump đã dọa triển khai hàng rào thuế quan nếu ông Tập không đồng ý gặp ông Trump tại hội nghị G20 ở Osaka vào cuối tháng này.

Khi đã xác nhận về cuộc gặp trực tiếp giữa ông Trump và ông Tập, quyết định áp thêm thuế giờ lại phụ thuộc vào kết quả đàm phán giữa hai nhà lãnh đạo.

Mới đây, Bộ trưởng Thương mại Mỹ Wilbur Ross cho biết, Tổng thống Mỹ Donald Trump sẵn sàng triển khai áp thêm thuế lên 300 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc chưa bị áp thuế trong những vòng trước, nếu hai bên không tiến tới thỏa thuận thương mại.

“Chúng tôi rồi sẽ tiến tới thỏa thuận, nhưng nếu không thì Tổng thống Mỹ hoàn toàn vui lòng mà triển khai động thái áp thêm thuế mà chúng tôi đã thông báo từ trước, đồng thời áp thêm hàng rào thuế quan mới mà ông ấy đã tạm thời đình chỉ”, ông Ross cho hay.

Ông Wilbur Ross hạ thấp triển vọng tiến tới một thỏa thuận thương mại lớn từ cuộc gặp có khả năng xảy ra giữa Tổng thống Mỹ Donlad Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại hội nghị thượng đỉnh G20 ở Osaka (Nhật Bản) trong tháng này.

“Tôi nghĩ kịch bản khả dĩ nhất từ hội nghị thượng đỉnh G20 có thể là thỏa thuận để nối lại đàm phán”, ông Ross cho biết trong một cuộc phỏng vấn với The Wall Street Journal (WSJ) trong ngày Chủ nhật (16/06). Các cuộc đàm phán Mỹ-Trung đã đổ vỡ vào đầu tháng 5/2019.

Trước đây, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steven Mnuchin cũng đưa ra nhận định tương tự với ông Ross.

Cụ thể, ông Steven Mnuchin nói: “Nếu Trung Quốc muốn tiến tới thỏa thuận, chúng tôi sẵn lòng tiến tới những điều khoản mà chúng ta đã có trước đó. Nếu Trung Quốc không muốn tiến tới thỏa thuận thì Tổng thống Trump sẽ hoàn toàn vui lòng mà triển khai kế hoạch áp thuế để tái cân bằng mối quan hệ Mỹ-Trung”.

Vũ Hạo (Theo SCMP)

FiLi

CÁC TIN TRƯỚC

Tin xem nhiều nhất

Đăng ký nhận bản tin

Symptoma