Triển vọng ngành ngân hàng - Không quá sáng nhưng đủ hấp dẫn để đầu tư

20/06/2019 16:24

Tác động của Dự thảo Thông tư thay thế thông tư 36/2014/TT-NHNN sẽ ảnh hưởng với ngành ngân hàng ở ba điểm chính sau:

- Giảm tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn xuống 30% vào năm 2021 hoặc 2022

- Tăng hệ số rủi ro với các khoản dư nợ cá nhân có giá trị trên 3 tỷ đồng, thế chấp bằng BĐS

- Bổ sung hình thức cam kết L/C, dư nợ thẻ tín dụng vào dư nợ cấp tín dụng

Nhìn chung tác động này cộng với áp lực Basel II sẽ khiến cho các ngân hàng sẽ phải sử dụng các biện pháp mạnh để tăng vốn trung và dài hạn. Do đó, thời gian tới sẽ có hiện tượng các ngân hàng mạnh tay chào bán cổ phần cho cổ đông hiện hữu, phát hành cổ phần riêng lẻ cho cổ đông chiến lược, chia cổ tức bằng cổ phiếu...  phát hành trái phiếu hay huy động vốn trung và dài hạn nhiều hơn.

Mặc dù, đánh giá giai đoạn tiếp theo các ngân hàng sẽ gặp khó khăn trong quá trình tái cấu trúc dòng vốn theo yêu cầu mới của NHNN, tuy nhiên giá trị của các cổ phiếu ngân hàng hiện tại đã giảm phản ánh quá mức với những thông tin trên. Chúng tôi dự báo sẽ có một sóng ngân hàng tăng từ tháng 6 đến tháng 9/2019 như trong báo cáo vĩ mô 2019 và báo cáo vĩ mô quý 2/2019.

TRIỂN VỌNG NGÀNH KHÔNG QUÁ SÁNG NHƯNG ĐỦ HẤP DẪN ĐỂ ĐẦU TƯ

  • Tác động của Dự thảo Thông tư thay thế thông tư 36/2014/TT-NHNN
  • Cung cầu tín dụng dự báo ổn định trong giai đoạn 2019
  • Hệ số NIM toàn ngành dự báo tăng nhẹ trong 2019 ở mức 3.5% - nợ xấu bắt đầu tăng trở lại
  • Bancassurance - mỏ vàng của các ngân hàng

CƠ HỘI ĐẦU TƯ VÀO CÁC CỔ PHIẾU NGÂN HÀNG

  • VCB – Triển vọng lợi nhuận đến từ kênh bảo hiểm
  • ACB – Hoạt động thận trọng nên còn dư địa tăng trưởng lớn
  • MBB – Tiếp tục duy trì hệ số NIM cao nhờ mảng bán lẻ
  • CTG – Mức giá hiện tại đã phản ánh nhiều hơn những thông tin xấu trước đó

 

TẢI BÁO CÁO NGÂN HÀNG TẠI ĐÂY

Tin xem nhiều nhất

Đăng ký nhận bản tin

Symptoma