Nhịp đập Thị trường 20/12: Midcap kéo VN-Index

20/12/2018 12:02

Phiên chiều khởi đầu ở mức thấp, khi VN-Index tụt về dưới 915 điểm ngay đầu phiên, tuy nhiên trong hầu hết khoảng thời gian sau đó, nhà đầu tư đã chứng kiến sự phục hồi đáng nể của chỉ số. Gần sát đợt ATC, VN-Index đã kịp vượt lên trên tham chiếu, tất nhiên nhờ sự hỗ trợ của nhiều mã largecap, nhưng đúng hơn phải nói đến yếu tố midcap. Đến đợt ATC, VN-Index quay trở lại dưới tham chiếu do nhóm VN30 giảm, nhưng nhóm midcap vẫn tăng mạnh hơn, giúp chỉ số chính sàn HOSE chỉ giảm 0.11%.

Nhịp đập Thị trường 20/12: Midcap kéo VN-Index

Phiên chiều khởi đầu ở mức thấp, khi VN-Index tụt về dưới 915 điểm ngay đầu phiên, tuy nhiên trong hầu hết khoảng thời gian sau đó, nhà đầu tư đã chứng kiến sự phục hồi đáng nể của chỉ số. Gần sát đợt ATC, VN-Index đã kịp vượt lên trên tham chiếu, tất nhiên nhờ sự hỗ trợ của nhiều mã largecap, nhưng đúng hơn phải nói đến yếu tố midcap. Đến đợt ATC, VN-Index quay trở lại dưới tham chiếu do nhóm VN30 giảm, nhưng nhóm midcap vẫn tăng mạnh hơn, giúp chỉ số chính sàn HOSE chỉ giảm 0.11%.

Nhìn chung, dù VN-Index giảm trong đợt ATC, nhưng vẫn cho thấy yếu tố phục hồi trong phiên chiều. Điều này có thể nhìn thấy ở cán cân số lượng cổ phiếu tăng – giảm trên cả 3 sàn, trong đó số cổ phiếu tăng giá đều nhiều hơn số giảm giá.

VN30-Index có kết quả tệ nhất so với các chỉ số phụ khác của sàn HOSE, đặc biệt vào đợt ATC. Tại thời điểm này, VRE, VNMVJC bất thần giảm mạnh tác động tiêu cực nhất lên chỉ số. Ngược lại, NVLROS bất thần tăng mạnh tác động tốt cho chỉ số. Về tổng thể, số lượng mã giảm giá vẫn áp đảo, 18 so với 11 mã tăng giá.

Diễn biến trên HOSE tác động không nhỏ lên HNX và UPCoM. Dù HNX sáng nay đi ngược, nhưng đến đầu phiên chiều cũng chịu tác động tiêu cực từ HOSE khiến HNX-Index tụt hẳn xuống dưới tham chiếu. Khoảng thời gian sau đó, chỉ số này cũng hồi phục mạnh mẽ, quay trở lên trên tham chiếu và giữ được sắc xanh đến cuối phiên.

Nhóm bất động sản dân dụng có lẽ hỗ trợ chỉ số nhiều nhất so với các nhóm ngành khác. Dù “cánh chim đầu đàn” VIC giảm nhẹ 0.1%, nhưng nhiều mã khác “bát ngát xanh” như VCG, NTL, KDH, DXG

Nhóm ngân hàng vẫn có sự phân hóa rõ giống như phiên sáng, cổ phiếu xanh vẫn xanh như BID, đỏ vẫn đỏ như STB, nhưng cũng có 1 số đổi chiều như SHB, HDB.

Dầu khí cũng là nhóm có diễn biến tích cực trong phiên chiều bất chấp rủi ro do giá dầu giảm. GAS đã tăng trở lại hơn 1.6%, BSR, DPM, OIL, POW, PVD, PVS… cũng đều tăng.

VTP hôm nay được khối ngoại mua ròng lớn nhất thị trường về khối lượng (2.81 triệu cp), tuy nhiên 99% thuộc về giao dịch thỏa thuận, nên giá cổ phiếu này tăng 2.9% vẫn tính là do khối nội kéo giá.

Phiên sáng: Quay trở về với sắc đỏ

VN-Index cuối phiên sáng nay quay lại mức đỏ, và giảm sâu về mức 917.18 điểm, gần bằng điểm số tại thời điểm ATO. Số lượng cổ phiếu giảm giá đang nhiều gần gấp rưỡi số tăng giá. Nhóm VN30 đóng “vai trò” quan trọng trong sự suy giảm này. Tuy vậy, nhóm Mid Cap có vẻ vẫn là điểm sáng nhất của sàn HOSE, khi chỉ số nhóm này vẫn xanh suốt phiên sáng nay.

So với giữa phiên sáng, ROS chỉ còn giảm 2.7% so với hơn 4%, số cổ phiếu giảm giá trong nhóm VN30 vẫn không đổi, nhưng mức độ giảm giá tăng lên, và trong số các cổ phiếu tăng giá, nhiều mã cũng lùi dần về tham chiếu, những yếu tố này đã khiến VN30-Index và VN-Index giảm nhanh và “đều” về cuối phiên sáng.

Sắc đỏ trở thành đa số trong nhóm ngân hàng. CTG đã giảm 1.2% đi kèm với khối ngoại bán ròng hơn 1 tr.cp. MBB, TCB, STB vẫn giảm suốt từ đầu phiên, đến cuối phiên có thêm 2 tân binh HDB và VPB. 2 cổ phiếu vốn tăng giá ACB và CB đến phút cuối cũng lui về tham chiếu.

Sàn HNX đang cho thấy diễn biến tích cực hơn so với HOSE, dù đến cuối phiên sáng, HNXIndex cũng giảm về sát tham chiếu. Không chỉ chỉ số chính, hầu hết các chỉ số phụ sàn HNX cũng xanh, trong đó phải kể đến sự giúp sức từ các mid cap như PVS, PVI, NTP… hay small cap như NET, DHT, CDN… Số lượng cổ phiếu tăng và giảm giá trên sàn này hiện khá cân bằng.

Bất động sản dân dụng là nhóm có nhiều cổ phiếu niêm yết, và may thay sáng nay cũng nhiều cổ phiếu tăng giá. NTL giữ được đà tăng cao, với mức tăng gần 5%. SJS vẫn tiếp nối đà leo dốc dựng đứng trong 5 phiên qua.

Khối ngoại đang giao dịch khá cân bằng trên toàn thị trường, mua ròng nhẹ về lượng như bán ròng về giá trị. CTG đang bị bán ròng nhiều nhất (hơn 1 tr.cp), tiếp theo là HPG (gần 600 ngàn cp), ngược lại chứng chỉ ETF E1VFVN30 cũng được mua ròng hơn 900 ngàn cp.

SBT thông báo bà Đặng Huỳnh Ức My, Thành viên HĐQT đăng ký mua 12 triệu cổ phiếu SBT để nâng sở hữu lên 64.5 triệu cp, (13.02%). Thời gian dự kiến thực hiện giao dịch từ 24/12 đến 22/1/2019. Không rõ đây là lần thứ bao nhiêu trong năm 2018 khi các thành viên trong gia đình lãnh đạo cấp cao nhất của tập đoàn này đăng ký mua cổ phiếu. Sáng nay giá cổ phiếu SBT có dao động nhẹ, từng lên trên 20,000 đ/cp nhưng hiện chỉ cao hơn tham chiếu đúng 100 đồng.

Một trường hợp khác mua cổ phiếu đáng chú ý là DQC, với thông tin HĐQT quyết định phương án mua lại tối đa 3.7 triệu cổ phiếu quỹ. Giá cổ phiếu này sáng nay hồi nhẹ 1.5% lên 26,400 đ/cp, sau gần 2 tháng giảm giá từ mức 32,000 đ/cp. Mức giá hiện tại cũng gần như thấp nhất trong năm nay. Hy vọng việc mua cổ phiếu quỹ là dấu hiệu rằng thị giá DQC đang ở vùng đáy không chỉ của năm nay.

10h45: ROS và SAB phá hoại nỗ lực phục hồi

VN-Index, VN30-Index và các chỉ số phụ khác của HOSE đã có nhiều nỗ lực phục hồi trở lại, thậm chí có lúc vượt lên trên tham chiếu trong nửa đầu phiên sáng nay, bất chấp nhiều tin xấu. Tuy nhiên, đến 10h30, dường như nỗ lực nói trên bị đe dọa bởi ROS và SAB, một cổ phiếu rớt ngay từ đầu phiên và hiện giảm hơn 4%, cổ phiếu kia bất ngờ giảm 1.4%. Đến lúc này, chỉ có VNMid index là còn xanh, 2 chỉ số đại diện nhóm Large Cap và Small Cap đang giảm trở lại, khiến VN-Index cũng giảm nhẹ ngay dưới tham chiếu.

Sàn HNX tiếp tục đi ngược HOSE, với chỉ số chính HNX-Index tăng gần 0.3%. PVS, PVI, VCG… tiếp tục nâng đỡ chỉ số sàn này, sau đó có thêm nhiều mã tăng như HUT, DHT, NET, CDN…

Nhóm ngân hàng phân hóa, trong đó sắc xanh tập trung ở các mã lớn. BID tăng 2.1%, VCB, CTG và ACB cũng tăng nhẹ. Ngược lại, MBB, TCB và TSB lại đang giảm. Khối ngoại giao dịch nội khối 1.6 tr.cp VPB.

Dầu khí vẫn tràn sắc xanh, nhưng đang nhạt hơn so với đầu phiên. PVS, PVD, POW hiện đang lùi dần về tham chiếu, OIL thậm chí đã về tham chiếu.

BVH tăng lại hơn 2.1% sau khi giảm 5 phiên liên tiếp vừa qua, tuy nhiên mức tăng sáng nay có vẻ do khối ngoại giúp sức.

NTL, SJS và VCG tiếp tục đà tăng từ đầu tháng đến nay, 3 mã này đang có vẻ nổi bật nhất trong nhóm ngành BĐS dân dụng.

Ngày 28/12 tới NTC sẽ chốt danh sách cổ đông tạm ứng cổ tức năm 2018 bằng tiền 10,000 đồng/cp tức 100% theo mệnh giá. Thời gian thanh toán 22/1/2019. Đây là mức cổ tức tiền mặt chi trả rất cao trên TTCK, gần đây chỉ có KHA là có mức cổ tức tương đương. Tuy vậy sáng nay giá cổ phiếu NTC vẫn dao động không lớn và đang cao hơn tham chiếu 1 chút.

Chiều qua 19/12 tại buổi gặp gỡ nhà đầu tư, Ban lãnh đạo NLG tiết lộ năm 2018 lợi nhuận sau thuế cổ đông công ty mẹ ước đạt 704 tỷ đồng, giảm nhẹ so với mức ước tính hồi tháng 7 là 870 tỷ đồng nhưng vẫn vượt kế hoạch đề ra. Lãnh đạo doanh nghiệp cũng tự tin không e ngại với đối thủ Vincity. Giá cổ phiếu NLG sáng nay tăng nhẹ 1.1% sau khoảng 10 phiên đi xuống. Có lẽ nhà đầu tư cổ phiếu này cũng không đủ tự tin như lãnh đạo doanh nghiệp về mối đe dọa giành “khách” của Vincity.

Mở cửa: Tin xấu ra là… bắt đáy?

Fed tăng lãi suất, tin này chắc chắn tác động lên tâm lý đầu tư sáng nay ở TTCK Việt Nam, tuy nhiên quan sát diễn biến giao dịch thì dường như sức nặng của thông tin này cũng không hẳn lớn. VN-Index lẫn VN30-Index mở phiên ATO chỉ giảm chừng 0.3%, lý do có lẽ chính là vì các chỉ số này đã rớt “thảm” 4-5 phiên liên tục trước đó.

Tờ mờ sáng nay (giờ Việt Nam), Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã quyết định nâng lãi suất lần thứ tư và cũng là lần cuối cùng trong năm 2018, đồng thời hạ dự báo nâng lãi suất trong năm 2019 từ 3 đợt xuống 2 đợt. Thông tin này khiến chỉ số sàn Mỹ giảm 350 điểm xuống mức đáy của năm nay. Và thông tin này cũng đang tác động lên NĐT sàn Việt Nam.

Một tin tốt cho chứng khoán Việt Nam là Tổng cục Hải quan vừa thông báo sơ bộ số liệu xuất nhập khẩu tính đến 15/12, theo đó cả nước nhập khẩu hơn 226 tỷ USD hàng hóa và xuất khẩu trị giá 233 tỷ USD. Như vậy, thặng dư thương mại tính tới thời điểm này đạt 6.9 tỷ USD. Dự báo năm 2018 Việt Nam xuất siêu kỷ lục.

Large Cap đang giảm, nhưng ngoại trừ ROS đang giảm gần 3%, hầu hết các Large Cap khác chỉ giảm loanh quanh 1%. Thậm chí cũng có một số sắc xanh khích lệ như CTG, GAS… Điều này đang mang lại hy vọng lớn rằng tin xấu ra là… bắt đáy.

Nhóm ngân hàng đang có dấu hiệu khởi sắc sớm, khi đa số cổ phiếu đứng giá khi chốt ATO, thậm chí 1 ngân hàng “đang có vấn đề” như CTG lại tăng giá hơn 1.3%.

Tương tự ngân hàng, 2 nhóm BĐS dân dụng và dầu khí cũng nổi lên nhiều sắc xanh. SJS tiếp tục tăng khủng với mức tăng hơn 5% sáng nay. Nhiều mã lớn trong nhóm dầu khí đều đang tăng hơn 1% như OIL, POW, PVS, PVD… dù giá dầu Brent đã quay lại mức đáy của năm 55 USD/thùng. Có lẽ tâm lý bắt đáy ngắn hạn đang chi phối giao dịch ở nhóm này.

Ngược lại HOSE, 2 chỉ số sàn HNX và UPCoM lại xanh nhẹ, nhờ lực đỡ từ các trụ chính ở các sàn này như SHB, PVS, VCG, VIB, HVN

Hoàng Nam

FILI

CÁC TIN TRƯỚC

Tin xem nhiều nhất

Đăng ký nhận bản tin

Symptoma