Chứng khoán Mỹ tiếp đà hồi phục sau tín hiệu từ Fed

20/06/2019 08:06

Kết thúc phiên giao dịch ngày thứ Tư (19/06), chứng khoán Mỹ lại tăng điểm, tiếp tục củng cố đà tăng trong tháng này, sau khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đưa ra gợi ý sắp tới sẽ tiến hành nới lỏng chính sách tiền tệ.

Chứng khoán Mỹ tiếp đà hồi phục sau tín hiệu từ Fed

Kết thúc phiên giao dịch ngày thứ Tư (19/06), chứng khoán Mỹ lại tăng điểm, tiếp tục củng cố đà tăng trong tháng này, sau khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đưa ra gợi ý sắp tới sẽ tiến hành nới lỏng chính sách tiền tệ.

Chỉ số Dow Jones tăng 38.46 điểm lên 26,504, trong khi chỉ số S&P 500 tăng 0.3% đóng cửa ở mức 2,926.46. Nasdaq Composite tăng 0.4% lên 7,987.32.

Tại cuộc họp chính sách tháng 6, Fed giữ nguyên lãi suất như kỳ vọng chung của nhiều người. Mặc dù không phát đi tín hiệu rõ ràng về việc cắt giảm lãi suất trong trong năm nay, Fed đã loại bỏ từ “kiên nhẫn” ra khỏi phát biểu của mình và nói rằng họ sẽ hành động “một cách phù hợp” để duy trì  đà tăng trưởng của nền kinh tế.

Các dự báo về lãi suất của Fed, được công bố cùng với báo cáo hôm thứ Tư, cho thấy 8 thành viên của Fed đều nhắm tới việc cắt giảm trong năm nay. Đây cũng là tín hiệu mà các nhà giao dịch đinh ninh rằng Fed đang tiến gần đến việc cắt giảm lãi suất. Tuy nhiên, ý kiến bình quân của toàn thị trường vẫn cho rằng không phải trong năm này mà tới năm 2020 mới tiến hành cắt giảm lãi suất.

Chủ tịch Fed Jerome Powell cũng cho biết trong cuộc họp báo rằng một số quan chức của Fed tin tưởng tình huống phải nới lỏng chính sách càng ngày càng rõ ràng. 

Các cổ phiếu trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, thường biểu hiện rất tốt sau khi Fed cắt giảm lãi suất, là nhóm ngành có diễn biến tốt nhất trong ngày thứ Tư. Theo đó, các cổ phiếu ngành này đã tăng 1%, dẫn đầu là Allergan và DaVita.

“Đây chính là kịch bản cơ bản của chúng tôi. Rốt cục, Fed đã ‘mở cửa’ cho việc cắt giảm. Trước đó, họ đã duy trì sự độc lập trước một số hành động muốn giảm lãi suất từ chính quyền,” ông Charlie Faranello, làm việc công ty Chứng khoán AmeriVet, cho biết. “Trong ngắn hạn, điều này sẽ phụ thuộc vào các số liệu kinh tế. Nếu các số liệu cho thấy cần phải cắt giảm, Chủ tịch sẽ nói rằng Fed đã sẵn sàng điều chỉnh chính sách.”

Trái phiếu giảm sau khi có thông báo này, gây áp lực lên cho các cổ phiếu ngân hàng. Hoạt động giao dịch trái phiếu 10 năm giảm 2.02%. Citigroup, Morgan Stanley, JP Morgan Chase và Bank of America đều giao dịch ở mức thấp hơn.

Dự tính cho tới tháng 7, các nhà giao dịch sẽ định giá xong việc nới lỏng chính sách tiền tệ. Họ cũng đã đặt cược vào việc cắt giảm lãi suất vào tháng 9 và tháng 12, theo công cụ FedWatch của CME Group.

Kỳ vọng về mức lãi suất thấp hơn đã giúp thị trường hồi phục trong tháng này sau màn trình diễn “nóng bỏng” trong tháng 5. Các chỉ số S&P 500, Dow Jones và Nasdaq đều tăng hơn 6% trong tháng 6.

Trong bối cảnh lo ngại thương mại kéo dài và những số liệu kinh tế yếu ớt, sự kỳ vọng này còn gia tăng hơn nữa. Trung Quốc và Mỹ đã tăng thuế lên lượng hàng hóa trị giá hàng tỷ USD, làm dấy lên lo ngại rằng các điều kiện thương mại chặt chẽ có thể khiến cho nền kinh tế toàn cầu trở nên trì trệ.

“Cảm giác như Fed không biết làm thế nào để phản ứng với điều đó,” Kevin Barry, Giám đốc đầu tư tại Captrust Advisors, phát biểu. “Ông Trump và ông Tập Cận Bình mới là những diễn viên chính. Nếu họ đang ảnh hưởng đến tâm lý thị trường, thì việc cắt giảm lãi suất không làm được điều đó. Trump mới là người có thể ảnh hướng đến tâm lý thị trường, chứ không phải Fed.”

“Tâm lý của thị trường sẽ bị ảnh hưởng nhiều bởi thỏa thuận giữa Trung Quốc và Mỹ,” ông nói.

Cuộc họp của Fed diễn ra sau khi Bloomberg News đưa tin Nhà Trắng tìm cách giáng chức ông Powell vào đầu năm nay. Tuy nhiên, vào hôm thứ Ba, Larry Kudlow, Giám đốc Hội đồng Kinh tế Quốc gia, có nói với các phóng viên rằng ông Trump không có kế hoạch hạ bệ Powell.

Ông Powell nói trong cuộc họp báo rằng ông dự tính sẽ phục vụ đầy đủ nhiệm kỳ 4 năm của mình, ông còn đề cập “luật pháp có quy định rõ ràng” về vấn đề này.

Tuệ Nhiên (Theo CNBC)

FiLi

CÁC TIN TRƯỚC

Tin xem nhiều nhất

Đăng ký nhận bản tin

Symptoma