Dầu Brent bứt phá hơn 5% khi OPEC tiến tới thỏa thuận cắt giảm sản lượng

07/12/2018 23:00

Giá dầu tăng mạnh trong ngày thứ Sáu (07/12) sau khi Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) tiến tới một thỏa thuận cắt giảm sản lượng dự kiến, theo nhận định từ Bộ trưởng Năng lượng Iran. Cuộc họp vẫn đang tiếp tục và thỏa thuận với các nhà sản xuất bên ngoài OPEC, bao gồm cả Nga, vẫn chưa hoàn tất.

Dầu Brent bứt phá hơn 5% khi OPEC tiến tới thỏa thuận cắt giảm sản lượng

Giá dầu tăng mạnh trong ngày thứ Sáu (07/12) sau khi Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) tiến tới một thỏa thuận cắt giảm sản lượng dự kiến, theo nhận định từ Bộ trưởng Năng lượng Iran. Cuộc họp vẫn đang tiếp tục và thỏa thuận với các nhà sản xuất bên ngoài OPEC, bao gồm cả Nga, vẫn chưa hoàn tất.

Các nhà sản xuất OPEC đồng ý cắt giảm sản lượng bớt 800,000 thùng/ngày từ tháng 1/2018, theo Bộ trưởng Năng lượng Iran, Bijan Zangeneh. Các nhà sản xuất bên ngoài OPEC đang đề xuất cắt giảm 400,000 thùng/ngày, ông cho hay.

Tính chung, nhóm OPEC+ có thể cắt giảm 1.2 triệu thùng/ngày, trùng khớp với kỳ vọng cắt giảm 1-1.4 triệu thùng/ngày trước cuộc họp.

Hợp đồng dầu WTI tương lai tăng 2.18 USD (tương ứng 4.2%) lên 53.67 USD/thùng vào lúc 10h30 ngày thứ Sáu (07/12 – giờ Việt Nam). Hợp đồng dầu Brent tương lai tiến 3.05 USD (tương ứng 5.1%) lên 63.11 USD/thùng.

Cuộc họp giữa OPEC và các nhà sản xuất bên ngoài, bao gồm cả Nga, diễn ra vào thời điểm khi thị trường dầu đang gần chạm tới đáy của cú đổ đèo khủng khiếp nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008. Giá dầu đã rớt hơn 30% so với mức đỉnh xác lập vào đầu tháng 10/2018.

TRước đó, các cuộc bàn luận rơi vào thế bế tắc vì Ả-rập Xê-út từ chối miễn cắt giảm cho Iran, nguồn tin từ OPEC nói với Reuters. Tuy nhiên, OPEC cuối cùng cũng miễn cho Iran, Bộ trưởng Năng lượng Iran, Bijan Zangeneh, nói với hãng tin CNBC.

Trước đó, ông Zangeneh cho biết, quốc gia của ông không nên bị buộc phải cắt giảm sản lượng khi phải đối mặt với lệnh trừng phạt của Mỹ. Lệnh trừng phạt này đã làm giảm đáng kể lượng dầu xuất khẩu của Iran.

Energy Aspects cho biết, việc truyền tải thỏa thuận một cách đúng đắn là điều bắt buộc vì thị trường đang khá mong manh tại thời điểm này. Công ty nghiên cứu năng lượng này lên tiếng cảnh báo rằng, “một tuyên bố lộn xộn đề cập tới một vài ý định để ngăn chặn thị trường rơi vào tình trạng dư cung chắc chắn sẽ châm ngòi cho làn sóng bán tháo trên thị trường dầu”.

Các hợp đồng dầu thô rớt mạnh trong phiên trước, sau khi OPEC không thể đồng tình về các điều khoản cắt giảm sản lượng.

Các cuộc đàm phán đã đạt được bước tiến quan trọng trong ngày thứ Sáu (07/12) khi các hãng tin cho biết Nga đã đồng ý cắt giảm sản lượng bớt 200,000 thùng/ngày. OPEC đã trì hoãn quyết định về mức cắt giảm cho tới khi Moscow đưa ra một con số cụ thể.

Chung tay với Nga và các quốc gia khác, OPEC đã bắt đầu cắt giảm sản lượng từ tháng 1/2017 nhằm chấm dứt tình trạng dư cung toàn cầu và hỗ trợ giá dầu.

Tuy nhiên, liên minh này đã đảo ngược lộ trình và đồng ý nâng sản lượng trong tháng 6/2018 sau khi cắt giảm mạnh hơn dự định, phần lớn là do đà rơi tự do của sản lượng Venezuela và tình trạng gián đoạn nguồn cung ở Libya.

Chính quyền Donald Trump đã vận động OPEC nâng sản lượng vào giữa năm nay khi họ chuẩn bị tái áp đặt lệnh trừng phạt lên Iran – một chính sách đã đẩy giá dầu tăng vọt trong năm nay. Ông Trump lên tiếng chỉ trích OPEC vì đã đẩy giá dầu lên cao một cách giả tạo, đề nghị tổ chức này hành động để kìm hãm đà tăng của giá dầu nhiều lần trong năm nay.

Hôm thứ Tư (05/12), ông Trump tweet rằng hy vọng là OPEC không cắt giảm nguồn cung và giữ nguyên sản lượng như hiện nay.

Vũ Hạo (Theo CNBC)

FiLi

CÁC TIN TRƯỚC

Tin xem nhiều nhất

Đăng ký nhận bản tin

Symptoma